XỬ LÝ BỆNH ĐỤC CƠ TRÊN TÔM

XỬ LÝ BỆNH ĐỤC CƠ TRÊN TÔM

XỬ LÝ BỆNH ĐỤC CƠ TRÊN TÔM

XỬ LÝ BỆNH ĐỤC CƠ TRÊN TÔM

XỬ LÝ BỆNH ĐỤC CƠ TRÊN TÔM
XỬ LÝ BỆNH ĐỤC CƠ TRÊN TÔM

XỬ LÝ BỆNH ĐỤC CƠ TRÊN TÔM

Đục cơ là bệnh xảy ra phố biến trên tôm thẻ chân trắng. Bệnh có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, do đó người nuôi cần áp dụng các biện pháp xử lý sao cho hiệu quả nhất.

Tác nhân

 Bệnh thường bắt đầu xuất hiện ở tôm thẻ chân trắng (TTCT) 10 ngày tuổi cho đến trưởng thành, biểu hiện phần mô cơ chạy dọc theo cơ thể, tôm trở nên trắng đục kèm theo hiện tượng cong thân. Nếu không được can thiệp kịp thời, bệnh có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của tôm nuôi. Bệnh do thiếu một số khoáng chất thiết yếu trong nước, hoặc bị sốc bởi yếu tố môi trường, tác nhân vật lý...dẫn đến đục cơ và cong thân, nên người nuôi tôm thường gọi là bệnh đục cơ. Trong đó, bệnh do một số tác nhân chính sau:

 Do hàm lượng oxy thấp

 Khi oxy trong nước giảm và kéo theo hoạt động của tôm giảm. Tôm bơi lội nhiều và thường có khuynh hướng xuống gần đáy bể. Khi hàm lượng oxy xuống thấp 1,7 ppm thì tôm sẽ bơi lên mặt nước ( tôm nổi đầu) và hầu hết sẽ chết khi lột xác. Trong những ao nuôi mật độ cao và oxy hòa tan thấp, thì tôm sẽ bị stress và cơ thể sẽ có xu hướng chuyển thành màu trắng hay mờ đục. Một số con chỉ trắng tại phần gốc của các chân bơi. Hiện tượng này cũng xảy ra khi tắt toàn bộ quạt nước lúc cho tôm ăn rồi bật quạt chạy trở lại làm cho một vài con bị cong thân khi tiếp xúc với không khí và chuyển sang trắng cơ.

 Do trong quá trình vận chuyển hoặc sang ao

 Khi thu tỉa hay sang ao, một số tôm sẽ bị stress dẫn đến một phần hay toàn bộ cơ thịt của nó sẽ bị trắng đục, hoặc thỉnh thoảng có sự pha lẫn giữa màu trắng và màu tối khác thường như màu cam hoặc màu đỏ hồng. Hầu hết tôm có màu khác thường này sẽ chết. Những con khác bị nhẹ nếu có hồi phục thì cũng mất vài ngày màu sắc cơ thể mới trở lại bình thường.

 Do nhiệt độ cao

 Trường hợp này thường xảy ra khi thời tiết nắng nóng, người nuôi nhấc nhá ( sàn, vó) lên khỏi mặt nước vào ban ngày để kiểm tra. Tôm nhảy lên và búng mạnh, rồi sau đó một số con bị cong thân. Đuôi uốn cong chạm đến phần giáp ngực, cùng lúc đó mô cơ chạy dọc theo phần giữa cơ thể sẽ trở nên trắng đục. Sau khi được thả trở lại ao, tất cả tôm cong thân đều sẽ chết vì không có khả năng tự duỗi thẳng.

 Đục cơ do bệnh

 Ngoài những trường hợp trên, người nuôi cũng cần phân biệt được các trường hợp tôm có thể đục cơ do bệnh lý. Ở vùng nuôi có độ mặn tương đối cao (25 - 35‰), tôm chuyển sang trắng đục ở một số bộ phận trên cơ thể, nhưng nguyên nhân không phải do stress mà thường do vi bào tử trùng (Microsporidian). Ngoài ra, tôm nhiễm virus (IMNV - Infectiuos Myonecrosis Virus) cũng có thể chuyển sang trắng đục. Bệnh thường xuyên xuất hiện ở TTCT giai đoạn 45 ngày tuổi trở lên. Biểu hiện ban đầu, phần cơ đuôi trở nên trắng đục, sau đó lan dần khắp cơ thể. Ở giai đoạn nặng có thể dẫn đến hiện tượng hoại tử và đỏ ở phần cơ. Các điểm hoại tử nhỏ bắt đầu ở phần đuôi rồi sau đó lan dần ra toàn thân. Tôm chết và rớt đáy tỷ lệ khá cao, khoảng 40 - 70%.

Phòng trị bệnh

 Đối với bệnh đục cơ, cong thân chủ yếu do thiếu một số khoáng chất thiết yếu, vì vậy người nuôi cần cung cấp đầy đủ những khoáng chất cần thiết ngay từ những ngày đầu nuôi tôm. Hiện nay, trên thị trường có nhiều sản phẩm bổ sung khoáng rất tốt để phòng ngừa và đặc trị bệnh. Người nuôi nên lựa chọn các sản phẩm khoáng của các nhà sản xuất uy tín, tạt xuống ao nuôi lúc chiều mát định kỳ 2 - 3 ngày/ lần. Khi tôm bị bệnh thì sử dụng khoáng tạt cao cấp phòng và đặc trị đốm đen, trắng lưng, cong thân, đục cơ với tỷ lệ 5kg/1.000 - 1.500 m3 nước, tạt xuống ao nuôi lúc khoảng chiều mát, sử dụng liên tục từ 3 - 5 ngày. Bên cạnh đó kết hợp dùng khoáng cho ăn đặc trị trắng lưng, cong thân, đục cơ. Cho ăn 2 lần/ ngày, sử dụng liên tục 3 - 5 ngày. Kết hợp với việc thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho tôm từ các tác nhân gây ra bệnh gồm:

- Hạn chế sử dụng vó để kiểm tra tôm trong khi thời tiết nắng nóng.

- Tiến hành kiểm tra sức khỏe của tôm trước khi tiến hành chuyển ao nuôi và luôn đảm bảo sức khỏe của tôm, vận chuyển ở nhiệt độ từ 24 - 25 oC và hàm lượng oxy cao.

- Cung cấp lượng thức ăn phù hợp với mật độ nuôi, không nên bỏ thừa hoặc thiếu quá nhiều thức ăn trong ao để tránh tình trạng ao nuôi bị ô nhiễm nước.

- Luôn duy trì hoạt động của quạt khí ít nhất một dàn quạt kể cả khi cho tôm ăn để đảm bảo cung cấp đủ lượng khí oxy cho tôm trong ao. Người nuôi nên tính số lượng dàn quạt nước vừa đủ cung cấp oxy cho lượng tôm có trong ao. Ngoài ra, vị trí đặt dàn quạt nước cũng rất quan trọng, lắp đặt các dàn quạt nước đúng vị trí sẽ tạo được dòng chảy cuốn chất thải vào giữa ao, làm cho đáy ao luôn sạch, đồng thời làm cho oxy được khuyếch tán vào mọi nơi trong ao, đặc biệt là giữa ao, nơi diễn ra sự phân hủy các chất hữu cơ được tích tụ từ xác tảo tàn và thức ăn dư thừa.

- Ngoài ra, người nuôi nên xét nghiệm PCR để phát hiện bệnh ở tôm, thường xuyên sử dụng các loại men vi sinh để xử lý đáy ao, loại bỏ các vật chủ trung gian gây bệnh cho tôm.

 Cần phân biệt và xác định được chính xác tác nhân gây bệnh đục cơ, tránh nhầm lẫn với bệnh hoại tử cơ do virus IMNV để người nuôi có các biện pháp xử lý kịp thời, giảm thiểu thiệt hại không đáng có xảy ra. 

HOÀNG NGÂN

( Tạp chí Con Tôm)


Bài viết khác

Tin tức nổi bật

Copyright © 2018 Công ty TNHH Thuốc Thú Y Thủy Sản Đại An Thái. Design by Nina.vn
0989.598.887
x
Giỏ hàng của bạn
Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng!
zalo