VAI TRÒ CHẤT KHOÁNG TRONG NUÔI TÔM

VAI TRÒ CHẤT KHOÁNG TRONG NUÔI TÔM

VAI TRÒ CHẤT KHOÁNG TRONG NUÔI TÔM

VAI TRÒ CHẤT KHOÁNG TRONG NUÔI TÔM

VAI TRÒ CHẤT KHOÁNG TRONG NUÔI TÔM
VAI TRÒ CHẤT KHOÁNG TRONG NUÔI TÔM

VAI TRÒ CHẤT KHOÁNG TRONG NUÔI TÔM

Chất khoáng đóng vai trò quan trọng, cần thiết trong quá trình nuôi tôm. Tuy nhiên, người nuôi tôm cần phải hiểu rõ cách sử dụng khoáng để tối ưu năng suất vụ nuôi.

Phân loại

Khoáng là tên gọi tắt của một nhóm các chất cần thiết cho tôm, nếu thiếu khoáng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho tôm nuôi. Hiện nay, các chuyên gia đã phân chất khoáng thành 2 loại: khoáng vi lượng ( Cu, Fe, Mn, Ni...) và khoáng đa lượng ( Ca, P, L, Mg...). Các chất khoáng được xem là rất cần thiết cho tôm nuôi gồm: Fe ( sắt), Ca ( canxi), Cu ( đồng), P ( phốt pho), Mg ( magie), K (kali), Zn ( kẽm)...Trong đó, mỗi chất khoáng khác nhau sẽ có vai trò khác nhau.

Vai trò

Tôm rất cần khoáng chất cho quá trình sinh trưởng và phát triển, chúng có thể hấp thụ các khoáng chất này qua thức ăn và môi trường nước ao nuôi. Đặc biệt với TTCT, đây là đối tượng đồi hởi nhu cầu khoáng rất lớn do mật độ nuôi dày, nhất là quá trình lột xác.

- Nếu như Ca góp phần quan trọng tham gia vào qua trình đông máu, các chức năng của cơ, sự truyền dẫn thần kinh, điều hòa áp suất thẩm thấu...thì P đóng vai trò trung tâm trong quá trình chuyển hóa năng lượng, sinh trưởng, duy trì ổn định pH trong cơ thể tôm...Ngoài ra, cả Ca và P được xem là thành phần quan trọng góp mặt trong quá trình hình thành lớp vỏ kitin.

- Fe cũng là thành phần không thể thiếu trong quá trình tạo máu, cấu tạo nên hemoglobin của hồng cầu, giữu vai trò quan trọng trong quá trình hô hấp. Triệu chứng thiếu Fe trên tôm là thiếu máu, tăng trưởng chậm và hiệu quả sử dụng thức ăn kém.

- Các chất khoáng như Na+, Cl-, và K+ tham gia vào quá trình điều hòa áp suất thẩm thấu, hoạt dộng của enzyme trong tế bào. Na+ có chức năng trong dẫn truyền xung động thần kinh cơ. K+ có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất, do đó khi thiếu K+ tôm sẽ bị suy yếu, biếng ăn, thậm chí chết hàng loạt.

- Cu là thành phần cấu tạo nên hemocyamin, đóng vai trờ vận chuyển máu và hô hấp trên tôm, góp phần hình thành nên sắc tố melanin. Thiếu Cu, tôm sẽ giảm sinh trưởng, giảm lượng đồng trong máu và gan tụy. Tôm có thể hấp thu đồng thời qua môi trường nước và trong bột cá.

- Mg là chất xúc tác trong một số phản ứng quan trọng trong hệ thống anzyme. Tôm cá biển dễ hấp thụ Mg từ môi trường nước. Thiếu Mg vật nuôi sẽ giảm ăn, tỷ lệ chết cao.

- Cuối cùng là Zn giúp tăng khả năng vận chuyển C02 trên động vật thủy sản, kích thích tiết axit chlohyride. Thiếu Zn vật nuôi sẽ giảm sinh trưởng, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Lưu ý khi bổ sung khoáng

 Đối với tôm, khoáng chất góp phần hình thành vỏ,, cân bằng áp suất thẩm thấu. Khoáng là thành phần cấu trúc của các mô, truyền xung động thần kinh và co cơ. Khoáng đóng vai trò như thành phần thiết yếu cho các enzyme, vitamin, kích thích tố, sắc tố, yếu tố đồng vận chuyển trong quá trình chuyển hóa, chất xúc tác và hoạt hóa enzyme. Lớp vỏ kitn của tôm được hình thành chủ yếu từ CACO3, với một lượng ít Mg, P. Tôm có thể hấp thụ khoáng trực tiếp từ môi trường nước thông qua uống và hấp thụ qua mang. Do đó, sử dụng khoáng trực tiếp vào trong nước để bù vào lượng khoáng đã mất đi trong quá trình lột xác của tôm là rất cần thiết. Việc bổ sung khoáng chất vào thức ăn phụ thuộc vào khả năng hữu dụng sinh học của những khoáng này ở môi trường nước. Điều này có nghĩa là nếu lượng khoáng dồi dào thì việc bổ sung vòa khẩu phần ăn là không có ý nghĩa. Tuy nhiên, nếu tôm sống trong môi trường nước có độ mặn cao, nhu cầu về Ca2+, K+, Mg2+ một phần được đáp úng. Tuy nhiên, nếu tôm sống trong môi trường mặn xấp xỉ 4%0 thì việc bổ sung 5 - 10 mg K+ / l và 10 - 20 mg Mg2+ / l để bảo đảm tôm tăng trưởng bình thường và tỷ lệ sống cao. Trong nước nuôi tôm, tỷ lệ Na : K phải đạt 28 : 1 và Mg : Ca là 3,1 : 1. Các loài thủy sản có thể hấp thụ hoặc bài tiết khoáng chất trực tiếp từ môi trường nước qua mang và bề mặt cơ thể, hoặc thông qua bổ sung vào thức ăn, và thay đổi theo sự điều hòa áp suất thẩm thấu và muối. Vì vậy, yêu cầu khoáng chất trong chế độ ăn phần lớn phụ thuộc vào nồng độ khoáng chất trong môi trường nuôi tôm.

Khi nuôi tôm ở những vùng có độ mặn thấp, có sự chênh lệch giữa áp suất thẩm thấu trong cơ thể và môi trường bên ngoài, kết quả là tôm sẽ lấy nước tự động thông qua mang và ruột. Tôm sẽ khó khăn hơn trong việc lấy muối khoáng hòa tan trong môi trường nước vì vậy khoáng phải được bổ sung trực tiếp trong khẩu phần ăn. Môi trường có thể đáp ứng đủ Na+ và Cl- của tôm. Trong khi đó, K thường thiếu hụt và cần cân đối khi nuôi tôm ở độ mặn thấp. Theo nhu cầu về hàm lượng K+ thì việc bổ sung khoảng 1% trong khẩu phần là đủ. Tuy vậy, ảnh hưởng của K+ còn chưa rỏ ràng và ít qua tâm trong quá trình nuôi.

Tôm được nuôi trong môi trường nước có độ mặn cao thì không cần bổ sung Ca. Trong thức ăn TTCT, lượng P sử dụng dao động từ 1 - 2 %. Ca có thể ảnh hưởng đến sự hữu dụng của P, do đó tỷ lệ Ca trong khẩu phaanfa ưn không nên vượt quá 2,5%. Trong nước biển thường tồn tại rất cao hàm lượng ( Mg) ( xấp xỉ 1.350 mg / l), vì vậy hàm lượng Mg thường được bài tiết đối với tôm, kết quả là hàm lượng Mg trong máu luôn thấp hơn môi trường ngoài. Mặt khác, những nguyên liệu phối trộn trong khẩu phần ăn tôm rất giàu Mg, do đó TTCT có thể không cần yêu cầu bổ sung Mg vào thức ăn. Na+, Cl-, Ca2+, Mg2+  thương tôm có thể nhận từ nước, đáp ứng phần nào nhu cầu sinh lý của tôm.

                                                                                                                  Theo tạp chí Con tôm


Bài viết khác

Tin tức nổi bật

Copyright © 2018 Công ty TNHH Thuốc Thú Y Thủy Sản Đại An Thái. Design by Nina.vn
0989.598.887
x
Giỏ hàng của bạn
Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng!
zalo