BỔ SUNG KALI ĐỐI VỚI TÔM NUÔI

BỔ SUNG KALI ĐỐI VỚI TÔM NUÔI

BỔ SUNG KALI ĐỐI VỚI TÔM NUÔI

BỔ SUNG KALI ĐỐI VỚI TÔM NUÔI

BỔ SUNG KALI ĐỐI VỚI TÔM NUÔI
BỔ SUNG KALI ĐỐI VỚI TÔM NUÔI

BỔ SUNG KALI ĐỐI VỚI TÔM NUÔI

Bổ sung Kali đối với tôm nuôi

Khoáng đa lượng trong đó có Kali là một thành phần quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm nuôi. Nếu không kiểm tra định kỳ, dẫn đến việc không nắm được hàm lượng K+ có trong nước, và không bổ sung K+ kịp thời, sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và năng suất ao nuôi.

Vai trò

Kali cho ao nuôi tôm hay còn được gọi làPotassium DiFormate (C2H3KO4) - là phân tửaxit kép dạng muối đôi, giúp làm giảm pH dạ dày, tạo môi trường kiềm (rất cần thiết) trong dạ dày và ruột tôm, nhờ đó làm tănggiải phóng enzyme từ gan tụy, giúp tôm tiêu hóa thức ăn tốt và hấp thụ dinh dưỡng hoàn toàn. Formate cũng khuếch tán vào vi khuẩn gây bệnh trong đường tiêu hóa và  axit hóa sự trao đổi chất của chúng, khiến tế bào vi khuẩn có hại chết. Nhờ đó, vi khuẩn có lợi (Lactobacillus, Bifidobacteria) có cơ hội thuận lợi để phát triển mạnh mẽ, giúpcải thiện sức khỏe đường ruột, tăng sức đề kháng. Ngoài ra ion K+ tham gia dẫn truyềnxung động thần kinh cơ, tham gia vào quátrình điều hòa áp suất thẩm thấu, hoạtđộng của enzyme trong tế bào. ion K+ cóvai trò quan trọng trong quá trình trao đổichất. Do đó khi thiếu Kali tôm sẽ bị suy yếu,biếng ăn, hoạt động kém, tăng trưởng chậm thậm chí là chết hàng loạt.


Dấu hiệu thiếu Kali

Trong trường hợp tôm bị thiếu Kali,chính là lúc cơ thể chúng sẽ có những đốmđen nhỏ bằng đầu cây kim trên toàn vỏ tôm.Biểu hiện rõ là khi có những đốm trắng đụctrên thân ở trong thịt (đục cơ) nhẹ thì dễ trịcòn nếu vừa bị đục cơ, cong thân thì khó trịvà dẫn đến tử vong. Tình trạng thiếu Kali sẽ dẫn đến: tôm suy yếu, biếng ăn, chậm lớn, còi cọc; tôm bị cong thân, đục cơ; đườngruột tôm mờ nhạt; xuất hiện các đốm đen li ti trên lớp vỏ tôm; tôm khó lột, lột dính đuôivà chết rải rác.

Bổ sung Kali cho ao nuôi

Cũng tương tự như Ca và Mg, K+ cần được kiểm tra định kỳ thường xuyên. Đốivới ao có độ mặn tương đối (10 - 15‰), có đủ nguồn nước sạch để thay thườngxuyên, phải kiểm tra từ đầu vụ. Sau đó định kỳ hàng tháng kiểm tra lại K+ một lần. Đối với ao có độ mặn thấp (4 - 10‰), lượng khoáng trong nước cũng sẽ không dồi dào, định kỳ 2 tuần/lần, cần tiến hành test K+. Càng về những tháng cuối, đây là thời điểm tôm hấp thu khoáng nhiều hơn, thì tần suất kiểm tra nên tăng nhiều hơn. Đối với ao nuôi siêu thâm canh công nghệ cao, tốt nhất là tiến hành kiểm tra mỗi ngày, cùng với kiểm tra các chỉ tiêu: pH,kiềm, NH3, NO2, Ca, Mg.Nước có độ mặn cao hoặc thấp, nếu có nồng độ khoáng tối ưu và tỷ lệ ion thích hợp thì không cần bổ sung. Tuy nhiên, trong suốt quá trình nuôi, các khoáng chất chủ yếu bị mất đi do sự hấp thụ đất, thu hoạch tôm, thoát nước khi thu hoạch và rò rỉ, làm thay đổi hàm lượng khoáng. Ngoài thể tích ao, cần lưu ý đến tổng khối lượng tôm trong ao, để xác định chính xác hàm lượng khoáng cần bổ sung. Nên lựa chọn các sản phẩm khoáng có hàm lượng ghi rõở bao bì, tỷ lệ ion phù hợp với tiêu chuẩn đã đề cập ở trên, và nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm phải rõ ràng.
Khi nuôi tôm ở những vùng có độ mặn thấp, có sự chênh lệch giữa áp suất thẩmthấu trong cơ thể và môi trường ngoài, tôm sẽ khó khăn hơn trong việc lấy muối khoánghòa tan trong môi trường nước. Vì vậy khoáng phải được bổ sung trực tiếp trong Bổ sung Kali đối với tôm nuôi Khoáng đa lượng trong đó có Kali là một thành phần quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm nuôi. Nếu không kiểm tra định kỳ, dẫn đến việc không nắm được hàm lượng K+ có trong nước, và không bổ sung K+ kịp thời, sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và năng suất ao nuôikhẩu phần ăn. Môi trường ngoài có thể đáp ứng đủ yêu cầu về Na+ của tôm. Trong khi đó, K+ thường thiếu hụt và cần cân đối khi nuôi tôm ở độ mặn thấp. Theo nhu cầu về hàm lượng K+, thì việc bổ sung khoảng 1% trong khẩu phần là đủ. Trong nuôi tôm thâm canh, muốn tôm phát triển tốt nhất thì tỷ lệ các khoáng đa lượng: Na:Mg:Ca:K được cân bằng với nha là yếu tố rất quan trọng. Tỷ lệ không phù hợp các khoáng này trong nước, sẽ dẫn đến sự mất cân bằng thẩm thấu, ảnh hưởng đến sự phát triển và sống sót của tôm. Trong nước biển bình thường, tỷ lệ các ion chính Na+ : Mg2+: Ca2+: K+ là 27:3:1:1.
Người nuôi phải biết bổ sung chất khoáng phù hợp theo ngày tuổi của tôm nuôi, tùy vào ngày tuổi của tôm để bổ sung định kỳ theo một lượng nhất định. Tôm nuôi càng lớn, càng cần phải tăng dần lượng chất khoáng và định kỳ đánh cũng phải rút ngắn lại cho đến cuối vụ nuôi. Bổ sung Kali chotôm là việc làm rất quan trọng, do đó cần thường xuyên theo dõi tình hình ao nuôi, để phát hiện kịp thời những rủi ro, từ đó có biện pháp bổ sung Kali cho hiệu quả.

 

                                                                                                                                          Theo Bích Hòa

                                                                                                                                     ( Tạp chí Con Tôm)

 


Bài viết khác

Tin tức nổi bật

Copyright © 2018 Công ty TNHH Thuốc Thú Y Thủy Sản Đại An Thái. Design by Nina.vn
0989.598.887
x
Giỏ hàng của bạn
Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng!
zalo