XỬ LÝ H2S TRONG AO NUÔI
XỬ LÝ H2S TRONG AO NUÔI
XỬ LÝ H2S TRONG AO NUÔI
XỬ LÝ H2S TRONG AO NUÔI
XỬ LÝ H2S TRONG AO NUÔI
XỬ LÝ H2S TRONG AO NUÔI
XỬ LÝ H2S TRONG AO NUÔI
Nguyên nhân
H2S là khí cự độc có mùi đặc trưng ( mùi trứng thối). Nó được sinh ra do vi khuẩn tiêu thụ muối Sulphate phân hủy các chất hữu cơ trong điều kiện yếm khí dưới nước hoặc trong điều kiện ẩm ướt, Trong ao nuôi tôm, bùn và các chất thải tích tụ đáy ao là nơi sinh ra H2S, loại khí này khi đã hiện diện trong ao nuôi có thể gây chết tôm thầm lặng hằng đêm. Theo khảo sát, người nuôi tôm sau mỗi vụ có thể mất 10% sản lượng tôm bị chết do khí độc H2S.
Tác động
Độc tính của H2S phụ thuộc vào 3 thông số chính: pH, nhiệt độ và oxy hòa tan. H2S cản trở quá trình vận chuyển oxy của tôm. Nồng độ oxy hòa tan trên 3 ppm hổ trợ ngăn chặn hình thành H2S. Khi tất cả 3 yếu tố pH, oxy và nhiệt độ thấp khiến H2S lại càng nguy hiểm hơn.
Trong ao nuôi, H2S gây thiếu hụt oxy trầm trọng, tác động rất xấu đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm. Nồng độ H2S trong ao nuôi từ 0,01 - 0,02 ppm thì tôm sẽ bị nhiễm độc và chết hàng loạt. H2S là nguyên nhân gây nhiều thiệt hại cho người nuôi. Đối với tôm sú, thường sống tập trung ở đáy ao,đây là nguyên nhân khiến tôm bị stress và yếu, dễ bị cảm nhiễm vi khuẩn Vibrio, hoặc nguyên trọng hơn là tôm sẽ bị chết.
Giải pháp ngăn ngừa
Cải tạo ao tốt từ đầu vụ nuôi. Ao phải thoáng để làm tăng oxy của nước nhằm tránh hiện tượng yếm khí. Các máy quạt nước cần hoạt động liên tục nhằm đảm bảo lượng oxy hòa tan > 5ppm khi tôm còn nhỏ. Váng tảo nổi trên bề mặt nước cần được dọn sạch.
Không nên nuôi ở vùng đất xốp, đáy cát và khu vực xì phèn nặng.
Khu vực có đáy ao phần lớn nằm trong vùng xì phèn, người nuôi cần xử lý đáy bằng vi sinh định kỳ để kìm hãm sự phát triển của H2S.
Giữ pH trong khoảng 7,8 - 8,3 trong suốt vụ nuôi. Khoảng dao động pH trong ngày phải nhỏ hơn 0,4.
Kiểm soát chặt chẽ lượng thức ăn.
Người nuôi nên cẩn thận và phải có hành động kịp thời khi mưa lớn, tảo tàn và lột xác. Đặc biệt, khi trời mưa nước mưa có tính axit sẽ làm giảm độ pH và khiến khí độc H2S nguy hiểm hơn. Lúc này người nuôi tôm cần duy trì hoạt động của quạt nước, giảm lượng thức ăn ( khoảng 50%) hoặc đợi khi hết mưa ( 30 phút) mới cho ăn. Đồng thời, rải vôi quanh vùng rìa chất thải nhằm đảm bảo pH trên 7,5.
Xử lý
Khi phát hiện ao có hàm lượng khí độc H2S vượt ngưỡng cho phép, ngay lập tức cắt giảm lượng thức ăn 30 - 40% trong ít nhất 3 ngày cho đến khi các điều kiện trở lại bình thường.
Tăng cường sục khí ngay lập tức ( nhưng lưu ý về sự xáo trộn bùn trong quá trình lắp đặt thiết bị sục khí mới).
Thay nước để đảm bảo duy trì nước sạch và sử dụng men vi sinh.
Sử dụng vôi ngay lập tức để tăng pH đến 7,8.
Sử dụng các vi sinh vật có thể tiêu thụ H2S như Paracoccus pantothrophus.
Theo Nguyễn Hằng
Tạp chí Con Tôm
Bài viết khác
CHẤT DẪN DỤ, KÍCH THÍCH BẮT MỒI CHO TÔM - 01/04/2019
CÁCH NÀO CẢI TẠO AO NUÔI NHIỄM PHÈN? - 05/04/2019
TÌM HIỂU VỀ CHU KỲ LỘT XÁC CỦA TÔM THẺ CHÂN TRẮNG - 08/04/2019
GIẢI PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỐM TRẮNG - 09/04/2019
TÔM CÓ HIỆN TƯỢNG BỎ ĂN, RỚT ĐÁY KHI LỘT XÁC - 11/04/2019
KẾT HỢP MEN VI SINH VÀ CHẤT KHỬ TRÙNG CHLORAMINE-T HIỆU QUẢ - 24/04/2019
CÁC VẤN ĐỀ NUÔI TÔM TRONG MÙA MƯA - 16/07/2019