RAF10: ĐỔI MỚI VỀ PHƯƠNG THỨC QUẢN LÝ THỨC ĂN VÀ SỬ DỤNG NGUYÊN LIỆU THỨC ĂN THỦY SẢN CHO NUÔI THỦY
RAF10: ĐỔI MỚI VỀ PHƯƠNG THỨC QUẢN LÝ THỨC ĂN VÀ SỬ DỤNG NGUYÊN LIỆU THỨC ĂN THỦY SẢN CHO NUÔI THỦY
RAF10: ĐỔI MỚI VỀ PHƯƠNG THỨC QUẢN LÝ THỨC ĂN VÀ SỬ DỤNG NGUYÊN LIỆU THỨC ĂN THỦY SẢN CHO NUÔI THỦY
RAF10: ĐỔI MỚI VỀ PHƯƠNG THỨC QUẢN LÝ THỨC ĂN VÀ SỬ DỤNG NGUYÊN LIỆU THỨC ĂN THỦY SẢN CHO NUÔI THỦY
RAF10: ĐỔI MỚI VỀ PHƯƠNG THỨC QUẢN LÝ THỨC ĂN VÀ SỬ DỤNG NGUYÊN LIỆU THỨC ĂN THỦY SẢN CHO NUÔI THỦY
RAF10: ĐỔI MỚI VỀ PHƯƠNG THỨC QUẢN LÝ THỨC ĂN VÀ SỬ DỤNG NGUYÊN LIỆU THỨC ĂN THỦY SẢN CHO NUÔI THỦY
RAF10: ĐỔI MỚI VỀ PHƯƠNG THỨC QUẢN LÝ THỨC ĂN VÀ SỬ DỤNG NGUYÊN LIỆU THỨC ĂN THỦY SẢN CHO NUÔI THỦY
Là tên và cũng là chủ đề hội thảo của Diễn đàn thức ăn và dinh dưỡng thủy sản lần thứ 10 (RAF10) do Tổng cục Thủy Sản chủ trì, diễn ra từ ngày 29/9- 1/10/2018 tại Khách sạn JW Marriott (Hà Nội).
Ngành nuôi trồng thủy sản (NTTS) đang phát triển nhanh và trở thành một ngành công nghiệp quan trọng trên thế giới. Năm 2017, tổng sản lượng thủy sản Việt Nam đạt 7,22 triệu tấn; trong đó sản lượng nuôi trồng đạt 3,83 triệu tấn; Năm 2018, phấn đấu sản lượng nuôi trồng cả nước là 4 triệu tấn. Đến năm 2020, mục tiêu sản lượng NTTS sẽ đạt 4,75 triệu tấn và tăng lên 6,3 triệu tấn giai đoạn 2025 - 2030.
Phát biểu tại RAF 10, ông Trần Đình Luân, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy Sản cho biết: Nuôi trồng thủy sản là một trong những ngành sản xuất thực phẩm nhanh nhất ở Việt Nam. Mỗi năm, nuôi trồng thủy sản của Việt Nam cần khoảng 4,7 triệu tấn thức ăn thủy sản phục vụ cho tiêu thụ nội địa hoặc xuất khẩu. Hiện nay Việt Nam có 759 công ty với 9.932 sản phẩm thức ăn phụ gia thức ăn và xử lý môi trường đã đăng ký sử dụng trong nuôi trồng thủy sản.
Vì vậy, việc đổi mới trong sử dụng thành phần và quản lý thức ăn để nuôi trồng thủy sản có lợi nhuận là vấn đề cần được quan tâm. Đó cũng chính là nội dung mà RAF 10 năm nay tập trung thảo luận.
Tại RAF 10 lần này đã diễn ra 5 phiên hội thảo với hơn 30 bài trình bày của những chuyên gia, diễn giả hàng đầu trong lĩnh vực thủy sản ở cả trong nước và quốc tế với nhiều nội dung hấp dẫn như: Truy xuất nguồn thức ăn tại Bỉ; Phát triển nguồn protein đậu nành cho tôm thẻ chân trắng; Giới thiệu mô hình năng lượng sinh học trong phát triển thức ăn đối với cá mú chấm đen... Ngoài ra, còn có một số nội dung khác liên quan đến vấn đề kỹ thuật và công nghệ nuôi mới; điển hình như nuôi tôm thâm canh công nghệ Biosipec, đi tham quan mô hình nuôi tôm tại Ninh Bình,...
K.L
( Tạp chí Người Nuôi Tôm)
Bài viết khác
CHẤT DẪN DỤ, KÍCH THÍCH BẮT MỒI CHO TÔM - 01/04/2019
CÁCH NÀO CẢI TẠO AO NUÔI NHIỄM PHÈN? - 05/04/2019
TÌM HIỂU VỀ CHU KỲ LỘT XÁC CỦA TÔM THẺ CHÂN TRẮNG - 08/04/2019
GIẢI PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỐM TRẮNG - 09/04/2019
TÔM CÓ HIỆN TƯỢNG BỎ ĂN, RỚT ĐÁY KHI LỘT XÁC - 11/04/2019
KẾT HỢP MEN VI SINH VÀ CHẤT KHỬ TRÙNG CHLORAMINE-T HIỆU QUẢ - 24/04/2019
CÁC VẤN ĐỀ NUÔI TÔM TRONG MÙA MƯA - 16/07/2019