PROTEASE NUÔI TÔM THẺ SIÊU THÂM CANH HIỆU QUẢ

PROTEASE NUÔI TÔM THẺ SIÊU THÂM CANH HIỆU QUẢ

PROTEASE NUÔI TÔM THẺ SIÊU THÂM CANH HIỆU QUẢ

PROTEASE NUÔI TÔM THẺ SIÊU THÂM CANH HIỆU QUẢ

PROTEASE NUÔI TÔM THẺ SIÊU THÂM CANH HIỆU QUẢ
PROTEASE NUÔI TÔM THẺ SIÊU THÂM CANH HIỆU QUẢ

PROTEASE NUÔI TÔM THẺ SIÊU THÂM CANH HIỆU QUẢ

 Tôm thẻ được cho ăn bổ sung phức hợp protease sẽ đem lại hiệu quả kinh tế tương tự, thậm chí tốt hơn với các loại thức ăn thương mại thông thường khác. Phát hiện mới này đã được chứng thực trong phòng thí nghiệm đến thực địa trại nuôi tại Thái Lan.

 Giá và nguồn cung các loại protein - nguyên liệu chế biến thức ăn tôm luôn bất ổn khiến các hãng thức ăn sử dụng protein giá rẻ, kém chất lượng. Những loại protein này luôn mất cân bằng axit amin và có thể chứa những chất kháng dinh dưỡng làm giảm khả năng hấp thụ protein trong thức ăn. Để cải thiện sự hấp thụ và tiêu hóa protein và axit amin từ những nguồn nguyên liệu thức ăn thay thế, các chuyên gia dinh dưỡng đã bổ sung protease vào khẩu phần ăn của vật nuôi nhằm giảm thiểu bất ổn về chất lượng sản phẩm và tận dụng tối ưu chất dinh dưỡng của thức ăn, mang lại sự phát triển ổn định cho vật nuôi.

 Sử dụng protease trong thức ăn thủy sản tăng mạnh trong những năm gần đây. Nhiều nghiên cứu đã khẳng định hiệu quả tích cực của chế độ dinh dưỡng bổ sung protease hoặc phức hợp protease trong việc cải thiện tăng trưởng và hấp thụ dưỡng chất ở cá và các loài giáp xác nuôi. Tuy nhiên, hầu hết các thử nghiệm trên các loài giáp xác ( đặc biệt là tôm thẻ chân trắng) đều được thực hiện trong điều kiện phòng thí nghiệm với mật độ thả nuôi rất thấp khoảng 10 con/m2. Mật độ thả ở các trại tôm Châu Á cao hơn nhiều ( >25 con/ m2) so với các nơi khác trên thế giới. Ở một số hệ thống siêu thâm canh, mật độ thả lên tới >= 100 con/m2, đặt ra nhu cầu cần phải nghiên cứu hiệu quả của phức hợp protease với tôm thẻ chân trắng nuôi siêu thâm canh. Bởi vậy, thử nghiệm trên tôm thẻ nuôi thương mại mật độ cao đã được thực hiện tại Thái Lan, cùng thử nghiệm trong phòng thí nghiệm để đánh giá chế độ ăn chứa protease có thể cải thiện tăng trưởng và phát triển của tôm trong điều kiện thả mật độ cao và thức ăn khó tiêu hóa.

Thử nghiệm

 Thức ăn cho 2 nghiệm thức được sản xuất tại một nhà máy chế biến thức ăn tôm công nghiệp. Chế độ ăn đầu tiên ( RC) gồm thức ăn công nghiệp thông thường; chế độ ăn thứ hai là chế độ điều chỉnh (MC). Trong chế độ MC, một lượng bột cá được thay bằng các loại protein khó tiêu để giảm chi phí sản xuất khoảng 25 USD/ tấn thức ăn so với chế độ RC. RC và MC được xây dựng theo chế độ isoproteic (43,4 + 0,2% protein thô) và isolipidic (8,7 + 0,2% lipid thô). Kết quả cho thấy, tôm ở chế độ ăn bổ sung protease có tỷ lệ sống cao hơn nhưng không đáng kể.

 Thử nghiệm thực địa được thực hiện trong 8 bể nuôi plastic hình tròn, thể tích 177 m3, lặp lại 4 lần ở mỗi nghiệm thức trong thời gian 70 ngày. Tổng số tôm thử nghiệm là 70.000 con, trọng lượng 0,3 g/con, mật độ ban đầu 396 tôm giống/m3. Kết quả cho thấy, các thông số thể hiện tốc độ tăng trưởng giữa tôm ở các nghiệm thức không có sự khác biệt nhưng trọng lượng thân thịt trung bình tại thời điểm thu hoạch và tỷ lệ biến đổi thức ăn được cải thiện đáng kể, lần lượt 9,8% và 4,7% ở nghiệm thức RC (hình 1). Ngoài ra, sản lượng trung bình (kg/bể) của tôm cỡ lớn hơn (120 con/kg) ở chế độ ăn MC cũng cao hơn hẳn chế độ RC.

Kết luận

 Một trong những phát hiện đáng chú ý sau khi tiến hành các thử nghiệm chính là tỷ lệ sống trên tôm đã được cải thiện rõ rệt ở nhóm tôm được cho ăn thường xuyên theo chế độ RC trong điều kiện phòng thí nghiệm và thực địa. Trong một nghiệm thức các hàm lượng bột cá 0%, 10% và 18% có hoặc không bổ sung protease, thì tỷ lệ sống của tôm luôn cao hơn.

 Tóm lại, phức hợp protease đã góp phần cải thiện sự phát triển của tôm ngay cả khi chúng được ăn các loại thức ăn tiêu hóa kém. Sử dụng phức hợp protease sẽ giảm thiểu sự bất ổn chất lượng của nguyên liệu thức ăn; tác động tích cực tới môi trường hơn nhờ giảm chất thải đầu ra và cuối cùng là giúp người tôm tiết kiệm chi phí sản xuất. Tuy nhiên, cần phải tập trung vào thành phần của các vi chất dinh dưỡng trong chế độ ăn điều chỉnh. Khuyết điểm của các vi chất dinh dưỡng có thể ảnh hưởng tới phát triển của tôm bất chấp sự gia tăng của axit amin và các yếu tố dinh dưỡng đã lượng.

TUẤN MINH

( Theo WorldAquaculture)

(Tạp chí Con Tôm)

 

 

 


Bài viết khác

Tin tức nổi bật

Copyright © 2018 Công ty TNHH Đại An Thái. Design by Nina.vn
0989.598.887
x
Giỏ hàng của bạn
Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng!
zalo