PHÒNG BỆNH KÝ SINH TRÙNG GREGARINE
PHÒNG BỆNH KÝ SINH TRÙNG GREGARINE
PHÒNG BỆNH KÝ SINH TRÙNG GREGARINE
PHÒNG BỆNH KÝ SINH TRÙNG GREGARINE
PHÒNG BỆNH KÝ SINH TRÙNG GREGARINE
PHÒNG BỆNH KÝ SINH TRÙNG GREGARINE
PHÒNG BỆNH KÝ SINH TRÙNG GREGARINE
Phòng bệnh ký sinh trùng Gregarine.
Vào mùa nắng nóng, nhiệt độ nước cao, mật độ dày, cải tạo ao không đảm bảo yêu cầu kỷ thuật đây là những yếu tố khiến cho những ký sinh trùng Gregarine phát triển mạnh gây hại cho tôm nuôi. Đây cũng là một trong những tác nhân gây ra phân trắng cho tôm.
Tác nhân
Gregarine ( hay còn gọi ký sinh trùng hai roi), được phát hiện trong hầu hết trường hợp tom bệnh phân trắng, khi kiểm tra đường ruột tôm dưới kính hiển vi. Có ít nhất 3 chi của Gregarine ký sinh trên tôm he là: Nematopsis., Cephalolobus., Paraophioidina spp. Chúng được tìm thấy trong tôm he nuôi hoặc tôm tự nhiên ở hầu hết các châu lục.
Tôm nhiễm bệnh do ăn phải các vật chủ không gian như: hai mảnh vỏ, giun nhiều tơ nhiễm Gregarine hoặc bào tử của chúng.
Dấu hiện nhận biết tôm nhiễm ký sinh trùng Gregarine là tôm chậm lớn, FCR cao. Rất khó phát hiện tôm nhiễm bệnh bằng mắt thường. Dù vậy khi tôm nhiễm rất nặng, thì đường ruột có màu vàng hoặc vàng nâu khi tách ruột khỏi cơ thể. Chỉ phát hiện chính xác khi xem ruột giữa tôm dưới kính hiển vi.
Gregarine ký sinh trên thành ruột tôm gâu tổn thương các biểu mô, tắc nghẻn ruột, tổn thương niêm mạc ruột, do đó ruột tôm sẽ không hấp thu được chất dinh dưỡng. Cùng với đó, các vi khuẩn thuộc nhóm Vibrio luôn hiện diện trong môi trường nước gặp điều kiện môi trường thuận lợi sẽ xâm nhập vào cơ thể tôm để gây nên bệnh phân trắng. Bệnh phân trắng trên tôm là loại bệnh khá phổ biến và thường gặp từ giai đoạn tôm được 40 - 50 ngày tuổi trở lên. Mặc dù bệnh không nguy hiểm như đốm trắng, đầu vàng nhưng bệnh có khả năng lây lan nhanh, gây giảm năng suất, thiệt hại nặng nề cho người nuôi.
Phòng bệnh sinh trùng trên tôm
Biện pháp an toàn sinh học chung bao gồm:
- Lựa chọn giống có nguồn gốc xuất xứ, sạch bệnh, xét nghiệm PCR để sàng lọc những con bị nhiễm bệnh.
- Xử lý ao nuôi kỹ lưỡng, cảo tao, sên vát đáy ao.
- Cấp nước sạch vào ao, sử dụng túi lọc để ngăn chặn ấu trùng ốc, các loại nhuyễn thể hai mảnh vỏ.
- Bổ sung chế phẩm sinh học lợi khuẩn đường ruột cho tôm.
- Định kỳ xét nghiệm PCR Pockit để phát hiện nhanh mầm bệnh.
- Thức ăn cho tôm bố mẹ, những loại thức ăn tươi sống cần được kiểm tra kỹ hoặc chỉ cho ăn khi đã nấu chín.
- Tăng cường quạt khí cho nuôi tôm vào màu nắng nóng kéo dài vào bổ sung Vitamin C để tăng sức đề kháng cho tôm nuôi.
Ngoài ra, để phòng bệnh do ký sinh trùng Gregarine gây ra, người nuôi tôm có thể sử dụng các chất kích thích, để hổ trợ sự tăng trưởng và sức khỏa của tôm nuôi.Trong nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng các chất kích thích để tối ưu hóa đường ruột, trong ngăn ngừa ký sinh trùng Gregarine trên tôm, tiến hành với 12 bể nuôi tôm có kết quả cho thấy các chất kích thích tối ưu hóa đường ruột tránh được tổn thương đường ruột do các ký sinh trùng gây ra, giúp tôm hấp thụ chất dịnh dưỡng tốt hơn, giảm tỷ lệ ham hụt và do đó cải thiện tốc độ tăng trưởng của tôm. Chúng được thêm vào thức ăn tôm nhằm kích thích khả năng miễn dịch, làm tăng khả năng của biểu mô ruột, đồng thời phá vở chu kỳ của Gregarine và tránh sự nhân lên của chúng.Các chất kích thích này là các phân tử có nguồn gốc thực vật, cho phép răng cường khả năng miễn dịch, kiểm soát sự xâm nhập Gregarine.Các chất này có thể được sử dụng trong suốt chu kỳ sản xuất và không để lại dư lượng trong tôm.
Một thử ngiệm của trại tôm tại Ecuador cũng cho thấy: sử dụng chất phụ gia sản phẩm có chứa tinh dầu kinh giới cũng làm giảm lượng Gregarine một cách đáng kể.Sau 5 ngày cho ăn sản phẩm chứa tinh dầu kinh giới 50%, cho thấy hiên tượng nhiễm ký sinh trùng giảm xuống mức an toàn.
Điều trị
Việc điều trị tôm đòi hỏi sự chẩn đoán thật chính xác về tác nhân gây bệnh, thì mới có kết quả điều trị hiệu quả và nó quyết định đến sự thành công trong nghề nuôi tôm.
Hiện, đã có nhiều nghiên cứu sử dụng tỏi trong điều trị ký sinh trùng và ghi được kết quả tốt.Trong báo cáo của Chutchawanchaipan và cộng sự (2004), đã cho thấy về hiệu quả của việc xay tỏi tươi để giảm số lượng ký sinh trùng từ ruột của tôm sú. Tiến hành trộn 10g tỏi tươi với 1 kg thức ăn cho tôm, trộn cùng 20ml chitosan, và cho tôm ăn ở 3 ao đất trong 5 tuần. Tôm được láy mẫu trước khi bắt đầu cho ăn tỏi, mỗi lần 20 con, để kiểm tra số lượngj Gregarine trong ruột của tôm nuôi sử dụng kỹ thuật mô. Kết quả ghi nhận số lượng tôm nhiễm Gregarine giảm 100% sau khi ăn tỏi, theo chế độ ăn 4 tuần liên tục.
Theo Phương Đông
( Tạp chí Con Tôm)
Bài viết khác
CHẤT DẪN DỤ, KÍCH THÍCH BẮT MỒI CHO TÔM - 01/04/2019
CÁCH NÀO CẢI TẠO AO NUÔI NHIỄM PHÈN? - 05/04/2019
TÌM HIỂU VỀ CHU KỲ LỘT XÁC CỦA TÔM THẺ CHÂN TRẮNG - 08/04/2019
GIẢI PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỐM TRẮNG - 09/04/2019
TÔM CÓ HIỆN TƯỢNG BỎ ĂN, RỚT ĐÁY KHI LỘT XÁC - 11/04/2019
KẾT HỢP MEN VI SINH VÀ CHẤT KHỬ TRÙNG CHLORAMINE-T HIỆU QUẢ - 24/04/2019
CÁC VẤN ĐỀ NUÔI TÔM TRONG MÙA MƯA - 16/07/2019