NUÔI ỐC HƯƠNG TRONG AO ĐẤT VÀ AO BẠT
NUÔI ỐC HƯƠNG TRONG AO ĐẤT VÀ AO BẠT
NUÔI ỐC HƯƠNG TRONG AO ĐẤT VÀ AO BẠT
NUÔI ỐC HƯƠNG TRONG AO ĐẤT VÀ AO BẠT
NUÔI ỐC HƯƠNG TRONG AO ĐẤT VÀ AO BẠT
NUÔI ỐC HƯƠNG TRONG AO ĐẤT VÀ AO BẠT
NUÔI ỐC HƯƠNG TRONG AO ĐẤT VÀ AO BẠT
- GIỚI THIỆU
- Ốc hương (Babylomia qreslata) là loài ốc biển rất quý, có giá trị dinh dưỡng và xuất khẩu cao. Ốc hương trên thị trường được xem là mặt hàng thủy sản đặc sản, giá bán cao hơn nhiều so với các loài thủy sản khác. Hiện nay ốc hương là một trong những đối tượng nuôi mới ở một số tỉnh ven biển và duyên hải.
- Ốc hương có vỏ mỏng nhưng chắc chắn, tháp vỏ bằng chiều dài của vỏ. Mặt ngoài da vỏ màu trắng có điểm những hàng phiếm vân màu tím, nâu, nâu đậm hình chữ nhật, hình thoi. Lỗ miệng có vỏ hình bán nguyệt, mặt trong có màu trắng sứ, lỗ trục vỏ sâu, rõ ràng.
- KỸ THUẬT NUÔI
- Điều kiện nuôi
- Điều kiện nhiệt độ nước thích hợp để ốc sinh trưởng tốt nhất là từ 26-300C.
- Độ mặn của nước biển ổn định từ 25-35‰.
- pH tốt nhất để ốc nhanh lớn ít bệnh là từ 7,5-8,5.
- Nguồn nước biển nuôi ốc hương cần trong sạch, không bị ảnh hưởng bởi nguồn nước sinh hoạt và nước ngọt vào mùa mưa.
- Chuẩn bị ao nuôi
- Ao đất
- Chất đáy là cát hoặc cát pha san hô, ít bùn. Độ sâu ao từ 0,8-1,5m nước, có lưới chắn xung quanh mép nước để tránh ốc bò ra.
- Ao nuôi cần được tẩy dọn thật kỹ, bờ ao được gia cố chắc chắn, không rò rỉ, có hệ thống cấp và thoát nước dễ dàng. Nước lấy vào cần được lọc kỹ nhằm tránh giáp xác, cá dữ và địch hại vào ao.
- Ao nuôi nằm ở vùng hạ triều thuận lợi trong việc cấp và thoát nước theo thuỷ triều hoặc có thể xây dựng ao nuôi ở vùng trũng, cao triều, có thiết kế hệ thống cấp và xả nước riêng biệt và chủ động được trong việc cấp và thoát nước.
- Ao bạt
- Cần chọn nơi có độ kiềm cao và thuận lợi cho việc thay nước.
- Tiến hành đào ao nuôi theo kích thước muốn, tùy theo số lượng ốc muốn nuôi mà đào ao kích thước tương ứng. Nên chọn chỗ có cây xanh râm mát hoặc gần nguồn nước càng tốt.
- Ao đào sâu tầm 2m, đào xong làm phẳng đáy ao. Sau đó lấy bạt lót đã chuẩn bị trước đó trải đều lên đáy ao và các bờ cạnh xung quanh. Nếu cần nối bạt thì dùng máy hàn, dùng dụng cụ để cố định bạt vào các góc cạnh bờ ao, không để rò rỉ. Đồng thời bố trí luôn hệ thống cấp thoát nước cho ao.
- Khi làm xong, bà con có thể bơm nước vào trong ao, mực nước tầm 1,2m trở lên. Đồng thời có thể đổ thêm một lớp cát sạch tầm 5-10 cm để làm nơi ở cho ốc.
- Chọn và thả giống ốc
- Chọn giống
- Chọn con giống có kích cỡ đồng đều, khoảng 5.000-6.000 con/kg, không thả giống quá nhỏ tỷ lệ hao hụt sẽ lớn.
- Nên chọn giống ở những cơ sở sản xuất có uy tín và được cơ quan chức năng cấp phép.
- Giống thường được vận chuyển bằng phương pháp kín (túi nilon bơm ôxy), hạ nhiệt độ còn 25-260C, đặt vào thùng xốp có nắp đậy kín.
- Thả giống
- Thả giống vào sáng lúc sớm hoặc chiều mát.
- Mật độ thả 50-100 con/m2, trước khi thả cần để ốc giống thích nghi dần với nhiệt độ nước ao, tránh thả ngay sẽ gây hiện tượng sốc nhiệt.
- Quản lý chăm sóc
- Thức ăn và cách cho ăn
- Thức ăn của ốc hương từ giai đoạn bò lê sống đáy đã có khả năng ăn mồi động vật như thịt tôm, cá, động vật thân mềm 2 mảnh vỏ. Chúng nhận biết mùi tanh và tìm đến mồi rất nhanh nhờ hoạt động xúc tu và các cơ quan cảm giác.
- Thức ăn ưa thích của ốc hương là động vật thân mềm hai mảnh vỏ, các loại cá, các loại giáp xác bao gồm cua, ghẹ, tôm… Thức ăn cho ốc phải tươi, không được dùng loại thức ăn được bảo quản bằng hóa chất. Cần chú ý đối với cá tạp băm nhỏ cho ốc ăn ở giai đoạn đầu, với những loại có vỏ cần đập vỡ vỏ trước khi cho ăn.
- Việc xác định lượng thức ăn cho ăn hằng ngày là rất quan trọng vì ảnh hưởng lớn đến kết quả nuôi, phải bảo đảm thức ăn không thừa cũng không thiếu.
- Lượng thức ăn cho ốc được tính như sau:
- Tháng thứ 1: 15-20% khối lượng ốc nuôi;
- Tháng thứ 2: 10-15% khối lượng ốc nuôi;
- Tháng thứ 3: 8-10% khối lượng ốc nuôi;
- Tháng thứ 4 về sau: 5-7% khối lượng ốc nuôi.
- Từ tháng thứ 2 trở đi căn cứ vào tình hình thực tế trong ao để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.
- Việc điều chỉnh lượng thức ăn hằng ngày cần phải dựa trên những căn cứ khoa học kết hợp với những kinh nghiệm, quan sát thực tế, nhằm đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng đầy đủ để ốc vừa lớn nhanh vừa đảm bảo môi trường ít bị ô nhiễm.
- Quản lý môi trường ao nuôi
- Hàng ngày kiểm tra lượng thức ăn để điều chỉnh cho phù hợp, tránh làm ô nhiễm nước.
- Kiểm tra đáy ao, nếu cát có màu đen, mùi hôi cần chuyển ốc sang ao khác và tiến hành vệ sinh ao rồi tiếp tục nuôi.
- Trong quá trình nuôi ốc hương, việc sử dụng thức ăn tươi sống làm cho môi trường ao nuôi dễ bị ô nhiễm, do vậy cần phải:
- Quản lý chặt chẽ lượng thức ăn hàng ngày, không để bị dư thừa.
- Thường xuyên kiểm tra vớt bỏ toàn bộ thức ăn thừa, xương, đầu cá, vỏ cua, ghẹ...để tránh ô nhiễm môi trường nước ao nuôi.
- Thường xuyên thay nước, mỗi lần thay 30-70% lượng nước trong ao. Đặc biệt vào những ngày con nước cường nên tổng vệ sinh toàn bộ nền đáy ao kết hợp với thay nước một cách triệt để, nhằm loại bỏ chất bẩn lắng đọng trên nền đáy. Đối với những ao ở vùng trũng và cao triều nên chủ động bơm thay nước hàng ngày nhằm đảm bảo môi trường ao nuôi luôn sạch.
- Vào các thời điểm không thay được nước, môi trường ao nuôi diễn biến xấu, thực hiện đồng thời các biện pháp sau: Giảm lượng thức ăn; bơm cấp thêm nước mới; tăng cường quạt nước; sử dụng vôi thủy sản, chế phẩm sinh học,… để cải thiện môi trường ao nuôi.
- Định kỳ sử dụng chế phẩm sinh học, vôi, các khoáng chất nhằm phân hủy các chất lắng tụ, chất bẩn trên bề mặt ao nuôi và tăng độ kiềm nước ao nuôi.
- Kiểm soát chặt chẽ lượng tảo trong ao để tránh hiện tượng tảo tàn ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển của ốc hương.
- Tăng cường quạt nước trong ao nhất là khi trời nóng và ban đêm. Có thể che lưới lan cho ốc nuôi trong ao đáy cát lót bạt vào mùa nắng nóng.
- Định kỳ kiểm tra các yếu tố môi trường trong ao nuôi như: pH, độ mặn, độ kiềm, khí độc... để kịp thời diều chỉnh và xử lý.
- Kiểm tra lưới bao xung quanh ao nuôi, tiến hành chà rửa lưới nếu lưới bị bẩn nhằm tăng cường khả năng lưu thông của nước.
- Trước khi cho ăn nên dọn sạch đáy ao nuôi kết hợp với thay nước ao nuôi.
- Các bệnh thường gặp và cách phòng bệnh
a.Các bệnh thường gặp
- Bệnh do kí sinh trùng
- Trùng loa kèn
- Thường gặp nhất ở giai đoạn trứng và ấu trùng. Có hai loài phổ biến là Vorticella và Zoothamnium, chúng thường liên kết thành tập đoàn sống bám trên vỏ ốc, tiêm mao và chân ấu trùng ốc.
- Mức độ gây hại sẽ tỉ lệ thuận với số lượng trùng bám và liên quan đến độ bẩn của nước. Mặc dù không lấy chất dinh dưỡng nhưng ở mật độ thấp, trùng loa kèn gây khó khăn cho hoạt động của ấu trùng, còn ở mức độ nhiễm cao chúng có thể gây chết rải rác hay hàng loạt trong các trại sản xuất giống.
- Trùng lông
- Theo hầu hết các mẫu phân tích xác định loại trùng lông này có tên là Ciliophora. Là loài có hình dạng giống như cầu gai, tuy nhiên kích thước rất nhỏ, không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Chúng đặc trưng bởi lông tơ với số lượng rất nhiều, dạng lượn sóng.
- Với cường độ nhiễm co và gây chết hàng loạt ở cả trại giống cũng như giai đoạn nuôi thương phẩm. Chúng là tác nhân ban đầu, bám và tấn công vào vòi lấy thức ăn (cơ quan tiêu hóa) và ống xi phông (cơ quan hô hấp) của ốc, làm sưng tấy, xuất hiện nhiều chấm đỏ bên trong. Từ đó vi khuẩn, nấm nhân cơ hội tấn công vào các vị trí tổn thương trên. Do vậy, ốc không lấy thức ăn được, không thở được và chết. Ngoài ra khi bệnh, ốc sẽ hoạt động bất thường như ít vùi đáy, phơi mình trên nền cát, chân bụng phồng và có bọng nước.
- Vi bào tử trùng
- Chúng gọi là Glugeo thuộc ngành Microsporia với kích thước nhỏ, không có tiêm mao nhưng chuyển động rất nhanh, kí sinh bên trong ấu trùng với cường độ cảm nhiễm cao. Cản trợ các hoạt động bình thường của ốc tại vị trí kí sinh, lâu ngày gây chết hàng loạt.
- Bệnh do vi khuẩn, nấm
- Nhiều vùng nuôi, hiện tượng chết hàng loạt cũng được phát hiện là do vi khuẩn và nấm. Vi khuẩn Vibrio và nấm là các tác nhân cơ hội, khi ốc có tổn thương do tác nhân khác hay môi trường sẽ tạo cửa ngõ để chúng tấn công làm ốc bị nặng thêm dẫn đến chết. Nấm Fusarium thường được tìm thấy cùng với vi khuẩn V.alginolyticus nhiều ở các mẫu ốc bị bệnh.
- Bệnh do giun, copepoda
- Thường xuất hiện ở giai đoạn ấu trùng khi sử dụng tảo tươi làm thức ăn. Giun có 3 dạng: giun đốt, giun tròn và giun đầu móc hình phẩy, chúng bám trên vỏ ốc, chuyển động rất nhanh, chọc khuấy các bộ phận cơ quan ốc làm cho ốc yếu dần và chết, rất nguy hiểm.
- Copepoda xuất hiện trong các bể ương ấu trùng sử dụng nhiều thức ăn công nghiệp. Chúng tấn công vào các bộ phận của ốc gây tổn thương, bên cạnh đó còn cạnh tranh thức ăn, môi trường sống với ốc.
- Chúng làm giảm tỷ lệ sống và sinh trưởng của ốc, có thể gây chết hàng loạt nếu mật độ cao.
- Cách phòng bệnh
- “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” là vấn đề ưu tiên hàng đầu trong nuôi thủy sản. Trong khi các biện pháp điều trị chưa có hiệu quả cao, thì phòng bệnh là giải pháp chính.
- Trước hết là làm sạch môi trường nuôi, sử dụng men vi sinh định kì để phân hủy chất thải, cải thiện môi trường nước.
- Nước phải được lọc kĩ loại bỏ các sinh vật khác trước khi cho vào ao hay bể. Trong quá trình nuôi cần thay nước thường xuyên để tránh việc tích tụ chất thải làm ảnh hưởng đến ốc.
- Con giống phải được mua ở những cơ sở uy tín, được kiểm dịch đầy đủ của cơ quan thú y. Thả giống đúng kích cỡ, đồng đều. Nên mua giống ở những cơ sở gần vì vận chuyển từ xa sẽ không đảm bảo sức khỏe, dễ bị nhiễm khuẩn và chết, làm lây lan mầm bệnh.
- Thức ăn sử dụng phải đảm bảo độ tươi, được vệ sinh sạch sẽ, không có hóa chất bảo quản. Trường hợp thức ăn công nghiệp phải có nguồn gốc rõ ràng, không bị vón cục, không mang mầm bệnh đối với ốc.
- Thường xuyên theo dõi các yếu tố thủy lý hóa như pH, độ mặn, oxy hòa tan để có biện pháp xử lý phù hợp khi có bất thường xảy ra.
- Kiểm tra liên tục để loại bỏ những cá thể yếu hay chết, tiêu hủy đúng nơi quy định, không làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, tránh lây lan mầm bệnh.
- Thu hoạch
- Sau thời gian nuôi từ 5-6 tháng có thể tiến hành thu hoạch, kích cỡ thương phẩm từ 90-150 con/kg. Thu hoạch bằng cách tháo cạn nước trong ao sau đó nhặt bắt bằng tay hoặc dùng cào. Ốc có tập tính chui sâu xuống đáy vì vậy cần thu hoạch kỹ, tránh để sót. Sau khi thu hoạch chuyển ốc vào giai hoặc trong bể từ 1-2 ngày cho sạch bùn đất và làm trắng vỏ.
- ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA CẢ 2 MÔ HÌNH
- Ưu điểm
- Ao đất
Ưu điểm nuôi ốc hương trong trong ao đất có đặt lưới chắn là quản lý được chúng tránh bò đi gây thất thoát, dễ dàng chăm sóc và kiểm soát được lượng thức ăn hàng ngày. Mặc khác, khi có sự cố về môi trường như đáy cát trong ao bị ô nhiễm có màu đen, mùi hôi có thể xử lý bằng cách chuyển ốc hương nuôi sang ao nuôi mới nhằm trách dịch bệnh.
- Ao bạt
- Dễ triển khai, không cần phải có sẵn ao hồ. Chỉ cần có đất trống, đào ao rồi lót bạt là hoàn toàn có thể nuôi được.
- Chi phí đầu tư ban đầu thấp, hiệu quả sử dụng lâu dài.
- Đảm bảo môi trường ao nuôi tốt nhất để ốc hương phát triển thuận lợi.
- Hạn chế nguy cơ dịch bệnh.
- Dễ dàng kiểm soát thức ăn, dễ thay nước, kiểm soát nước tốt.
- Mật độ nuôi dày hơn, ốc lớn nhanh, rút ngắn thời vụ, thu nhập cao.
- Chất lượng ốc hương cao hơn và bán được giá cao hơn.
- Chống thấm tuyệt đối, không lo ảnh hưởng khi xảy ra mưa bão.
- Dễ dàng thu hoạch, không lo bị thất thoát ốc do chui vào bùn đất.
- Thời gian đảo vụ nhanh hơn, sau thu hoạch có thể bắt tay ngay vào vụ mới.
- Nhược điểm
- Là loài mang lại giá trị kinh tế cao nên đòi hỏi kỹ thuật nuôi phải kĩ càng hơn các loại ốc khác.
Bài viết khác
CHẤT DẪN DỤ, KÍCH THÍCH BẮT MỒI CHO TÔM - 01/04/2019
CÁCH NÀO CẢI TẠO AO NUÔI NHIỄM PHÈN? - 05/04/2019
TÌM HIỂU VỀ CHU KỲ LỘT XÁC CỦA TÔM THẺ CHÂN TRẮNG - 08/04/2019
GIẢI PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỐM TRẮNG - 09/04/2019
TÔM CÓ HIỆN TƯỢNG BỎ ĂN, RỚT ĐÁY KHI LỘT XÁC - 11/04/2019
KẾT HỢP MEN VI SINH VÀ CHẤT KHỬ TRÙNG CHLORAMINE-T HIỆU QUẢ - 24/04/2019
CÁC VẤN ĐỀ NUÔI TÔM TRONG MÙA MƯA - 16/07/2019
Tin tức nổi bật
Ngày 11 Tháng 04 Năm 2019
Lượt xem: 1874
Ngày 24 Tháng 04 Năm 2019
Lượt xem: 1888
Ngày 18 Tháng 07 Năm 2019
Lượt xem: 1692
Ngày 18 Tháng 07 Năm 2019
Lượt xem: 2068
TÔM SÚ KHOẢNG 3 THÁNG TUỔI, KHOẢNG 2 TUẦN NAY XUẤT HIỆN HIỆN TƯỢNG ĐEN MANG, TÔM GIẢM ĂN, XIN HỎI CÁ
Ngày 20 Tháng 03 Năm 2020
Lượt xem: 1480
Ngày 20 Tháng 03 Năm 2020
Lượt xem: 1487
TÔM CÀNG XANH XUẤT HIỆN NHỮNG VÙNG ĐỤC TRÊN ĐUÔI, TÔM CÓ DẤU HIỆU BỎ ĂN, BƠI LỜ ĐỜ. CÁCH PHÒNG VÀ ĐI
Ngày 20 Tháng 03 Năm 2020
Lượt xem: 1441
Ngày 20 Tháng 03 Năm 2020
Lượt xem: 1355
Ngày 20 Tháng 03 Năm 2020
Lượt xem: 1446
Ngày 12 Tháng 03 Năm 2021
Lượt xem: 1105
Ngày 12 Tháng 03 Năm 2021
Lượt xem: 1074
Ngày 12 Tháng 03 Năm 2021
Lượt xem: 1058
Ngày 12 Tháng 03 Năm 2021
Lượt xem: 1072
TÔI VẪN THƯỜNG XUYÊN SỬ DỤNG MEN VI SINH CHO AO TÔM, NHƯNG CHƯA NẮM RÕ ĐƯỢC NHỮNG LƯU Ý NÀO ĐỂ SỬ DỤ
Ngày 12 Tháng 03 Năm 2021
Lượt xem: 1254
TÔI MUỐN TÌM HIỂU ĐỂ NUÔI TÔM TRONG AO TRÒN NỔI, CÓ THỂ CHO TÔI BIẾT NHỮNG ƯU ĐIỂM CỦA LOẠI AO NÀY S
Ngày 24 Tháng 06 Năm 2021
Lượt xem: 968
Ngày 24 Tháng 06 Năm 2021
Lượt xem: 1361
Ngày 24 Tháng 06 Năm 2021
Lượt xem: 1348
TÔM NUÔI GẦN 2 THÁNG, QUAN SÁT THẤY MANG TÔM BIẾN ĐEN HOẶC BIẾN MÀU NÂU, CÁC CHÂN NGỰC VÀ CHÂN BƠI C
Ngày 26 Tháng 04 Năm 2022
Lượt xem: 779
Ngày 29 Tháng 04 Năm 2022
Lượt xem: 681
Ngày 29 Tháng 04 Năm 2022
Lượt xem: 690
Ngày 29 Tháng 04 Năm 2022
Lượt xem: 597
Ngày 29 Tháng 04 Năm 2022
Lượt xem: 722
Ngày 26 Tháng 10 Năm 2018
Lượt xem: 1335
Ngày 26 Tháng 10 Năm 2018
Lượt xem: 1313
Ngày 10 Tháng 01 Năm 2019
Lượt xem: 4430
Ngày 10 Tháng 01 Năm 2019
Lượt xem: 3399
Ngày 05 Tháng 04 Năm 2019
Lượt xem: 2822
Ngày 05 Tháng 04 Năm 2019
Lượt xem: 1751
Ngày 10 Tháng 01 Năm 2019
Lượt xem: 2074
Ngày 26 Tháng 10 Năm 2018
Lượt xem: 1312
Ngày 29 Tháng 10 Năm 2018
Lượt xem: 1223
Ngày 08 Tháng 01 Năm 2019
Lượt xem: 1849
Ngày 10 Tháng 01 Năm 2019
Lượt xem: 614
Ngày 10 Tháng 01 Năm 2019
Lượt xem: 524
Ngày 07 Tháng 11 Năm 2018
Lượt xem: 2172
Ngày 08 Tháng 11 Năm 2018
Lượt xem: 6837
Ngày 08 Tháng 11 Năm 2018
Lượt xem: 2142
Ngày 08 Tháng 11 Năm 2018
Lượt xem: 2101