NUÔI ỐC BƯƠU ĐEN TRONG AO ĐẤT VÀ AO BẠT
NUÔI ỐC BƯƠU ĐEN TRONG AO ĐẤT VÀ AO BẠT
NUÔI ỐC BƯƠU ĐEN TRONG AO ĐẤT VÀ AO BẠT
NUÔI ỐC BƯƠU ĐEN TRONG AO ĐẤT VÀ AO BẠT
NUÔI ỐC BƯƠU ĐEN TRONG AO ĐẤT VÀ AO BẠT
NUÔI ỐC BƯƠU ĐEN TRONG AO ĐẤT VÀ AO BẠT
NUÔI ỐC BƯƠU ĐEN TRONG AO ĐẤT VÀ AO BẠT
- GIỚI THIỆU
Ốc bươu đen (Pila polita) hay còn có tên gọi khác là ốc nhồi, là đối tượng không còn xa lạ với người dân chúng ta. Ốc bươu đen được biết đến là loài động vật thân mềm, có vỏ mỏng, nhẵn, bóng, có màu đen hoặc vàng hanh, màu của ốc cũng có thể phụ thuộc vào nguồn nước. Phần miệng ốc có hình dạng khum vào và bằng phẳng. Giữa phần thân và phần miệng không có hõm, đây được coi là điểm giúp bà con phân biệt ngay cả khi ốc bươu đen còn bé. Ốc bươu đen có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao. Trước đây trong tự nhiên thường được bắt gặp ở các vùng ao hồ nước ngọt, đồng ruộng. Tuy nhiên hiện nay do khai thác quá mức, môi trưởng ô nhiễm, bị ảnh hưởng bởi các loại thuốc bảo vệ thực vật nên lượng ốc bươu đen trong tự nhiên không còn nhiều. Thay vào đó là những mô hình nuôi ốc nhân tạo ngày một phát triển và đã mang lại lợi nhuận cao cho người dân. Với kỹ thuật nuôi tương đối đơn giản, chi phí đầu tư thấp, không tốn quá nhiều thời gian chăm sóc và đầu ra thị trường rộng lớn là một trong những ưu điểm của mô hình này.
- KỸ THUẬT NUÔI
- Điều kiện nuôi
- Điều kiện nhiệt độ nước thích hợp để ốc sinh trưởng tốt nhất là từ 22-300C.
- Mực nước lý tưởng của ao nuôi ốc bươu đen là từ 0,4 đến 1,2 mét.
- pH tốt nhất để ốc nhanh lớn ít bệnh là từ 7-9.
- Chuẩn bị ao nuôi
- Ao đất
- Ao nuôi cần được nạo vét sạch và xử lý ao trước khi nuôi để tránh ao không bị ô nhiễm nguồn nước, không có các loại địch hại phá hoại ốc như cá trắm đen hay chuột. Bà con có thể dùng vôi, mật rỉ đường để bón cho ao nuôi ốc bươu đen để trung hòa lượng pH.
- Cần phát quang bụi rậm xung quanh bờ ao, tránh chuột làm tổ và thuận lợi chăm sóc, thu hoạch. Bà con nên trồng thêm các loài thực vật trong ao như rong tảo, bèo tây, bông súng,… để tăng độ mát và tạo chỗ bám cho ốc. Đặc biệt, khi vào mùa đông lạnh ở miền Bắc, việc trồng thêm các loại bèo tây, bông súng sẽ giúp tạo độ ẩm, nơi trú ẩn cho ốc. Bà con có thể bón thêm phân hữu cơ cho ao để tạo độ màu mỡ cho đất, và thuận lợi cho ốc tìm kiếm nguồn thức ăn.
- Ao đất nuôi ốc nên có độ nghiêng 1-2% về phía cống thoát nước.
- Ao bạt
- Hình chữ nhật hoặc hình vuông, đáy phẳng, nghiêng về ống xả nước 2-3 độ để cho dễ dàng vệ sinh.
- Nếu làm ao bạt, sau khi làm xong nên ngâm nước tầm 2-3 hôm, sử dụng cây chuối và tầm 2-3 kg vôi để vệ sinh khử độc cho bạt.
- Sau 2-3 hôm thì tháo nước vệ sinh sạch sẽ lại.
- Sau khi vệ sinh sạch sẽ lại xong thì tiến hành kỹ thuật tạo màu nước nuôi ốc bươu đen trên bể bạt như sau:
- Sử dụng 1kg vôi tạo màu nước (hoặc các loại vôi thuỷ sản sử dụng cho tôm, cua, cá…) trộn với 1kg vôi bột sau đó pha loãng với 30 lít nước.
- Sau đó tạt đều mặt ao 50m2 mặt nước. Lấy 5kg phân bò khô cho vào 2 bao lưới nhỏ rồi thả trong ao.
- Tuỳ theo diện tích ao bạt mà bà con có thể điều chỉnh lượng vôi canxi, khoáng, phân bò khô…
- Cách nuôi ốc bươu đen trên ao bạt để thành công thì việc tạo màu nước là điều quan trọng vô cùng, đặt biệt là sử dụng nước giếng khoan.
- Sau 5-10 hôm có thể thả giống được.
- Thả bèo lục bình hoặc bèo cái xung quanh ao để làm vật bám cho ốc, diện tích thả bèo chiếm 50-60% diện tích ao nuôi.
- Làm khung ngăn bèo không để bèo phán tán ra ao. Thả bèo tấm, trồng các loại rong đuôi chồn, bông súng,… tạo thức ăn tự nhiên trong ao.
- Làm thêm giàn mướp xung quanh bờ ao vừa tạo bóng mát cho ao nuôi và lấy quả làm thức ăn cho ốc.
- Nếu có bèo cám thì có thể thả 100% cho ao ốc. Bèo cám là thức ăn có nhiều dinh dưỡng nên bèo cám càng nhiều càng tốt.
- Chọn và thả giống ốc
- Chọn giống
Chọn giống là khâu rất quan trọng để đảm bảo ốc sinh trưởng và phát triển tốt. Ốc giống được chọn cần phải là những con khỏe mạnh, có chất lượng tốt. Phần vỏ ốc không được sứt mẻ, phần đỉnh vỏ ốc có màu tươi sáng. Kích thước ốc giống trong khoảng 0,4-0,6g/con (ốc khoảng 2 tuần tuổi, cỡ hạt đậu xanh).
- Thả giống
- Con giống sau khi được vận chuyển về nên để 5-10 phút cho ốc ổn định và quen với môi trường mới. Sau đó dùng vật thể lá chuối hoặc nắp xốp làm giá thể thả giống. Đặt lá chuối hoặc nắp xốp trên mặt nước ao hồ, bể… sau đó thả đều ốc lên bề mặt của lá chuối hoặc nắp xốp (chú ý không để giá thể bị chìm), thả giống vào lúc thời tiết mát hoặc phải che mát trước khi thả giống.
- Thời gian xuống giống phù hợp là từ tháng 4 đến tháng 8 đối với các tỉnh miền Bắc và thời gian xuống giống sớm và có thể kết thúc muộn hơn ở các tình miền Trung và miền Nam, bởi các tỉnh này không bị chi phối nhiều bởi không khí lạnh như các tỉnh phía Bắc.
- Mật độ thả trung bình từ 80-100 con/m2, tùy vào điều kiện thực tế có thể tăng mật độ lên 200-300 con/m2.
- Quản lý chăm sóc
- Thức ăn và cách cho ăn
- Thức ăn của ốc bươu đen là các thực vật thủy sinh như: cây bèo, rau muống, các loại rong, rêu bám ở nền đá hay các giá thể bám khác.
- Nhiều loại thực vật trên cạn cũng là thức ăn ưa thích của ốc như: lá sắn mì, rau muống, rau lan, rau ngót, bí đao,… Ngoài ra, có thể cho ốc ăn thêm các loại thức ăn bổ sung như: bột cám gạo, bột đậu nành, bột ngô, bột cá,... Bên cạnh đó, thức ăn công nghiệp viên nổi cũng là nguồn thức ăn rất tốt cho ốc bươu đen.
- Mỗi ngày bà con cho ốc bươu đen ăn một lần vào một giờ cố định vì ốc có tập tính hoạt động vào ban đêm nên cho ăn vào lúc từ 4-5h chiều là tốt nhất, khi cho ăn nên kiểm tra nếu ốc ăn hết thì bổ sung thêm thức ăn. Sáng 9-10h kiểm tra nếu ốc ăn không hết thì vớt bỏ.
- Cho ốc ăn 15-20% khối lượng ốc trong ao khi ốc ở giai đoạn còn nhỏ, ăn 5-10% khối lượng ốc trong ao khi ốc ở giai đoạn lớn và gần thu hoạch, nếu trong ao nuôi có nhiều thức ăn từ nguồn tự nhiên thì có thể linh động giảm khẩu phần ăn của ốc.
- Nếu cho ăn kết hợp thức ăn công nghiệp và thức ăn xanh thì thức ăn công nghiệp được cho ăn trước 30 phút, sau đó mới tiến hành cho ăn thức ăn xanh. Ốc ở dơ nhưng ăn rất sạch vì vậy thức ăn cho ốc cần rửa sạch, không nhiễm các loại thuốc BVTV, nhiễm mặn, phèn.
- Quản lý môi trường ao nuôi
- Thường xuyên kiểm tra pH nước
- Đối với những lúc thời tiết mưa cần bón thêm vôi với liều lượng từ 3-5kg/100 m2 để ổn định pH cho ao nuôi.
- Trong quá trình nuôi nếu thấy ốc leo lên thành ao hoặc lên các cây thủy sinh nhô lên khỏi mặt nước thì tiến hành kiểm tra nguồn nước. Nguyên nhân có thể do pH nước giảm bởi nước mưa hoặc nhiễm mặn, nhiễm phèn, thuốc hóa học, nước dơ, ốc ăn phải thức ăn có độ tố (thuốc, phèn, mặn), cần tiến hành thay 80% lượng nước.
- Đối với nuôi trong ao bạt chúng ta nên hạn chế để nước mưa tiếp xúc trực tiếp lên ốc, làm ốc hao hụt nhiều bằng cách che lưới lan hoặc làm mái che cho ao nuôi.
- Định kỳ 5-7 ngày thay nước 01 lần để đảm bảo môi trường nước nuôi.
- Định kỳ 7-10 ngày sử dụng chế phẩm vi sinh để làm sạch môi trường nước; bổ sung vitamin, khoáng tổng hợp để tăng sức đề kháng cho ốc.
- Các bệnh thường gặp và cách phòng bệnh
a.Bệnh sưng vòi
- Triệu chứng:
- Ốc giảm ăn, chậm di chuyển, ốc khép mài nhưng không sát vỏ và nổi lơ lửng trên mặt nước, vòi nhả ra nhiều nhớt trắng, ốc có mùi hôi. Vòi sưng lên, lở loét làm cho ốc không ăn được, ốc sẽ chết kiệt sức và chết đói. Đây là bệnh nguy hiểm nhất và gây chết hàng loạt.
- Nguyên nhân:
- Môi trường nước nuôi bị dơ bẩn, nhiễm khuẩn do thức ăn thừa, vật chất hữu cơ lắng đọng dưới đáy ao lâu ngày không được xử lý. Đặc biệt giai đoạn khi ốc tầm 2 đến 3 tháng tuổi lượng thức ăn thừa và vật chất hữu cơ ngày càng nhiều tích tụ dưới đáy ao, đồng thời đáy ao là nơi tập trung nhiều vi khuẩn, mầm bệnh gây hại. Ốc bươu đen hút thức ăn bằng vòi, mà vòi là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với môi trường nên khi tiếp xúc hoặc hút trúng các thức ăn bị ô nhiễm vòi của ốc sẽ sưng lên, lở loét.
- Giải pháp:
- Ngưng cho ốc ăn trong thời gian xử lý.
- Cách ly những con ốc bị bệnh ra riêng để điều trị, tắm ốc bị bệnh với nước muối loãng khoảng 5 phút, rồi ngâm lại nước trong ao nuôi. Khi ốc được điều trị khỏe mạnh mới thả lại môi trường ao nuôi.
- Lưu ý không để ốc chết trong ao, ốc chết chảy nhớt sẽ lây sang toàn bộ ao nuôi.
- Khi phát hiện ốc có biểu hiện bệnh cần giảm lượng thức ăn trong quá trình xử lý, điều trị bệnh.
- Thay nước 20-30% mỗi ngày (nếu có điều kiện, có nguồn nước sạch), trong 3-5 ngày là nguồn nước mới đã được cấp vào ao.
- Phòng bệnh:
- Cho ốc ăn lượng thức ăn vừa phải không nên cho ăn quá nhiều.
- Thức ăn sau khi ốc ăn không hết cần vớt ra, để tránh tình trạng gây ô nhiễm nguồn nước.
- Bổ sung vitamin và khoáng chất giúp ốc phát triển khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng.
- Cải thiện chất lượng môi trường nước bằng cách định kỳ 5-7 ngày bồ sung chế phẩm vi sinh giúp xử lý chất hữu cơ, thức ăn thừa của ốc, xử lý đáy ao phân hủy chất thải, cung cấp vi sinh có lợi lấn át vi khuẩn gây hại, tăng cường sức đề kháng cho ốc.
b.Bệnh nghiêng mình
- Triệu chứng:
- Ốc nổi nghiêng mình (đơ) trên mặt nước, ít di chuyển.
- Nguyên nhân:
- Môi trường nước bị ô nhiễm do lượng thức ăn dư thừa, vật chất hữu cơ tích tụ trong ao.
- Giải pháp:
- Cách ly những con ốc bị bệnh ra riêng để điều trị. Tránh để những con ốc bị bệnh nhả ra nhiều nhớt trắng trong ao, chúng sẽ lây lan bệnh khắp cả ao.
- Tắm ốc bị bệnh với nước muối loãng khoảng 5 phút. Rồi ngâm lại nước trong ao nuôi.
- Thay nước 20-30% mỗi ngày (nếu có điều kiện, có nguồn nước sạch), trong 3-5 ngày là nguồn nước mới đã được cấp vào ao.
c.Bệnh ký sinh trùng
vNguyên nhân:
- Môi trường ô nhiễm, chứa sẵn các các loại ký sinh trùng gây bệnh. Trứng, ấu trùng hoặc bào nang của ký sinh theo nguồn nước hoặc thức ăn xâm nhập vào, chúng sẽ ký sinh trong các cơ quan nội tạng, cơ như: sán lá, giun tròn…. Chúng gây hại ở hầu hết các giai đoạn của ốc.
vTriệu chứng:
- Ốc ăn kém, tiêu thụ ít thức ăn hơn bình thường, ăn chậm lớn, hoạt động chậm chạp, ốc chết rải rác.
vGiải pháp:
- Cách ly những con ốc bị bệnh ra riêng để điều trị.
- Thay nước 20-30% mỗi ngày (nếu có điều kiện, có nguồn nước sạch), trong 3-5 ngày là nguồn nước mới đã được cấp vào ao.
- Bổ sung vitamin C tạt vào ao nuôi tăng sức đề kháng cho ốc.
vPhòng bệnh:
- Thường xuyên theo dõi tốc độ tăng trưởng của ốc.
- Bổ sung vitamin C và khoáng tăng cường sức đề kháng cho ốc.
- Thu hoạch
- Thời gian nuôi từ khi xuống giống kéo dài từ 3-4 tháng với trọng lượng của ốc đạt từ 25-30 con/kg, từ tháng thứ 3 trở đi người nuôi có thể thu hoạch tỉa dần những con ốc có kích thước lớn hơn để có thể nuôi gối vụ hoặc giãn mật độ nuôi.
- Nên thu ốc vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát, lúc này ốc nổi lên trên đi tìm ăn nên rất dễ bắt.
- ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA CẢ 2 MÔ HÌNH
- Ưu điểm
- Ao đất
- Là mô hình có giá thành rẻ nhất, chỉ cần máy bơm rút nước để thay nước.
- Có đất điều hòa nước nên nếu mưa cũng không bị chết ốc do độ pH tăng.
- Ít bị hư hại nếu bị thời tiết xấu.
- Ao bạt
- Thuận lợi cho các hộ dân không có nhiều diện tích đất.
- Dễ dàng kiểm soát môi trường nước, môi trường thức ăn cho ốc nuôi.
- Ngăn ngừa được các loài vi khuẩn có hại từ đất.
- Dễ di dời nếu không muốn đặt ở nơi dự định ban đầu nữa.
- Nhược điểm
- Ao đất
- Nhược điểm lớn nhất là cần nguồn nước bảo đảm sạch kể cả nước sông hoặc mạch nước ngầm.
- Khó di dời nếu không muốn nuôi ở vị trí đó nữa.
- Khó vớt, bắt ốc lên nếu xây ao ở diện tích lớn.
- Ao bạt
- Không thể xây trên đất mềm hoặc nơi thường xuyên mưa nhiều, sạc lở.
- Bạt dễ rách nếu bị tác động mạnh bởi các vật thể sắc bén.
Bài viết khác
CHẤT DẪN DỤ, KÍCH THÍCH BẮT MỒI CHO TÔM - 01/04/2019
CÁCH NÀO CẢI TẠO AO NUÔI NHIỄM PHÈN? - 05/04/2019
TÌM HIỂU VỀ CHU KỲ LỘT XÁC CỦA TÔM THẺ CHÂN TRẮNG - 08/04/2019
GIẢI PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỐM TRẮNG - 09/04/2019
TÔM CÓ HIỆN TƯỢNG BỎ ĂN, RỚT ĐÁY KHI LỘT XÁC - 11/04/2019
KẾT HỢP MEN VI SINH VÀ CHẤT KHỬ TRÙNG CHLORAMINE-T HIỆU QUẢ - 24/04/2019
CÁC VẤN ĐỀ NUÔI TÔM TRONG MÙA MƯA - 16/07/2019