LÀM SAO ĐỂ KÍCH THÍCH TÔM LỘT VỎ?
LÀM SAO ĐỂ KÍCH THÍCH TÔM LỘT VỎ?
LÀM SAO ĐỂ KÍCH THÍCH TÔM LỘT VỎ?
LÀM SAO ĐỂ KÍCH THÍCH TÔM LỘT VỎ?
LÀM SAO ĐỂ KÍCH THÍCH TÔM LỘT VỎ?
LÀM SAO ĐỂ KÍCH THÍCH TÔM LỘT VỎ?
LÀM SAO ĐỂ KÍCH THÍCH TÔM LỘT VỎ?
Làm sao để kích thích tôm lột vỏ?
Kích thích tôm lột vỏ nhanh chóng giúp hỗ trợ tôm mau giảm size, đạt giá trị cao. Nhiều người nuôi đã có kinh nghiệm để hỗ trợ tôm nhưng nếu chưa hiểu rõ hết, hãy cùng Tép Bạc tham khảo một số điều hữu ích dưới đây!
Quá trình lột xác của tôm là gì?
Giống như tất cả các loài giáp xác, tôm có bộ xương ngoài hoặc lớp vỏ kitin làm hạn chế sự gia tăng kích thước của cơ thể. Để phát triển, chúng cần phải lột xác, nghĩa là phải làm mới hoàn toàn lớp vỏ.
Quá trình lột xác trải qua nhiều giai đoạn: postmolt (sau lột xác), intermolt (giữa giai đoạn lột xác), premolt (tiền lột xác) và ecdysis (giai đoạn lột xác).
Đặc biệt giai đoạn sau lột xác ở tôm (Postmolt) là giai đoạn thuận lợi cho các bệnh dễ xâm nhập vì lúc này hàng rào vật lý được hình thành bởi lớp biểu bì chưa đầy đủ chức năng, tôm cần huy động nguồn dự trữ cơ thể để làm cứng và khoáng hóa lớp biểu bì yếu.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tôm lột xác
Quá trình lột vỏ của tôm chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố khác nhau trong đó, phổ biến nhất là: dinh dưỡng, chất lượng ao nuôi, dịch bệnh,…
Dinh dưỡng
Dinh dưỡng là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ lột xác của tôm. Việc sử dụng thức ăn công nghiệp kém chất lượng có thể khiến tôm nuôi thiếu đạm và các khoáng chất cần thiết để lột xác.
Chất lượng ao nuôi
Môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh trưởng của tôm. Người nuôi cần kiểm soát các thông số nước như pH, độ kiềm, oxy hòa tan, nhiệt độ,… để duy trì môi trường thích hợp. Trước khi thả giống, cần xử lý ao, gây màu nước và nuôi theo thời vụ.
Dịch bệnh
Trong nuôi tôm, dịch bệnh có thể kiềm hãm sự phát triển của tôm, một số bệnh phổ biến như: nấm, đóng rong, tôm còi,… ảnh hưởng rất lớn đến lột xác ở tôm, khiến tôm chậm lột xác hoặc không thể lột xác.
Người nuôi cần quan sát thường xuyên và sử dụng các biện pháp phòng bệnh hiệu quả.
Bằng cách chú ý đến ba yếu tố trên, người nuôi có thể giúp tôm lột xác tốt hơn và nâng cao năng suất nuôi.
Vậy làm sao để kích thích tôm lột vỏ?
Kích thích lột xác tôm sẽ giúp tôm phát triển nhanh và tăng trưởng tốt, nhưng để có thể thực hiện giúp tôm lột xác đúng cách, lột xác đều, mau cứng vỏ và an toàn thì cần đòi hỏi một số yếu tố kỹ thuật nhất định.
Kiểm tra giai đoạn lột xác của tôm thường xuyên.
Ghi nhật ký các đợt lột xác của tôm, có thể giúp dự đoán tốt hơn cho đợt lột xác sau đó.
Điều chỉnh lượng thức ăn được cho ăn phù hợp tùy thuộc vào giai đoạn lột xác (giai đoạn lột xác tôm sẽ ít ăn).
Đảm bảo cung cấp đủ lượng Canxi và Phốt pho giúp tôm nhanh chóng phục hồi lớp vỏ mới tự hình thành.
Kiểm tra vi khuẩn.
Ngoài ra phải đảm bảo các yếu tố về môi trường để giúp tăng tính hiệu quả của quá trình lột xác ở tôm như:
- Oxy hòa tan: Khi lột xác tôm cần tiêu thụ gấp đôi lượng oxy bình thường nên luôn duy trì hàm lượng từ 4-6 mg/l trong suốt quá trình tôm lột xác.
- Độ mặn: Những ao nuôi có độ mặn càng cao sẽ có hàm lượng khoáng chất tự nhiên càng cao và ngược lại.
- pH và Độ kiềm: Luôn duy trì và điều chỉnh lượng pH trong ngưỡng thích hợp từ 7,5 - 8,5 và độ kiềm phù hợp (80-120mg/l).
- Khi lột xác tôm còn rất yếu và dễ nhiễm bệnh, cần bổ sung thêm Vitamin C để tôm khỏe mạnh. Đặc biệt, khi phát hiện tôm nuôi bị nhiễm nấm, đóng rong,… phải can thiệp điều trị kịp thời để tôm hồi phục và lột xác.
Ngoài ra, người nuôi còn có thể kích thích tôm lột xác bằng phương pháp hóa học.
Dùng vôi
Vôi cũng là chất được dùng để kích thích tôm lột xác theo nguyên lý làm thay đổi nhiệt độ và độ pH của nước đột ngột. Hòa vôi vào nước rồi tạt đều trên mặt ao theo liều lượng 10 - 15 kg/1.000m2 ao đã tháo cạn nước, chỉ còn sâu 15 - 25cm.
Vôi sẽ có tác dụng làm tăng nhiệt độ và độ pH của nước lên. Để 4 - 6 giờ sau đó cho nước mới vào, tôm sẽ bị sốc nhẹ và lột xác.
Dùng saponin
Với những ao nuôi tôm đang có độ mặn cao (trên 34%o) phải sử dụng Saponin (chế phẩm từ thực vật) để kích thích mới có tác dụng: dùng 1,0 - 1,5kg Saponin cho 1.000m2 ao.
Trước khi sử dụng đem ngâm chất này 12 giờ trong nước cho nở ra rồi chọn lúc trời bắt đầu nắng (9 giờ sáng) rải đều trên mặt ao đã tháo cạn nước chỉ còn sâu 25 - 30cm, chờ đến 12 giờ trưa cho nước mới vào, tôm sẽ lột vỏ.
Dùng formol
Dùng formol nồng độ 10 -20ml/m3 nước, chọn lúc sáng sớm, tạt đều trên mặt ao đă tháo cạn nước chỉ còn mức 20 - 30cm. Để như vậy khoảng 12 giờ, đến lúc chiều mát sẽ cho nước mới vào. Tôm bị kích thích nhẹ mà lột xác.
Bài viết khác
CHẤT DẪN DỤ, KÍCH THÍCH BẮT MỒI CHO TÔM - 01/04/2019
CÁCH NÀO CẢI TẠO AO NUÔI NHIỄM PHÈN? - 05/04/2019
TÌM HIỂU VỀ CHU KỲ LỘT XÁC CỦA TÔM THẺ CHÂN TRẮNG - 08/04/2019
GIẢI PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỐM TRẮNG - 09/04/2019
TÔM CÓ HIỆN TƯỢNG BỎ ĂN, RỚT ĐÁY KHI LỘT XÁC - 11/04/2019
KẾT HỢP MEN VI SINH VÀ CHẤT KHỬ TRÙNG CHLORAMINE-T HIỆU QUẢ - 24/04/2019
CÁC VẤN ĐỀ NUÔI TÔM TRONG MÙA MƯA - 16/07/2019