KẾT HỢP MEN VI SINH VÀ CHẤT KHỬ TRÙNG CHLORAMINE-T HIỆU QUẢ
KẾT HỢP MEN VI SINH VÀ CHẤT KHỬ TRÙNG CHLORAMINE-T HIỆU QUẢ
KẾT HỢP MEN VI SINH VÀ CHẤT KHỬ TRÙNG CHLORAMINE-T HIỆU QUẢ
KẾT HỢP MEN VI SINH VÀ CHẤT KHỬ TRÙNG CHLORAMINE-T HIỆU QUẢ
KẾT HỢP MEN VI SINH VÀ CHẤT KHỬ TRÙNG CHLORAMINE-T HIỆU QUẢ
KẾT HỢP MEN VI SINH VÀ CHẤT KHỬ TRÙNG CHLORAMINE-T HIỆU QUẢ
KẾT HỢP MEN VI SINH VÀ CHẤT KHỬ TRÙNG CHLORAMINE-T HIỆU QUẢ
Nhiều người nuôi tôm/cá quan tâm đến việc sử dụng chất diệt khuẩn Chloramine-T để bảo vệ vật nuôi của họ khỏi mầm bệnh, thắc mắc rằng hóa chất khử trùng này sẽ can thiệp vào chế phẩm sinh học trong ao như thế nào và làm thế nào để kết hợp việc sử dụng men vi sinh và chất khử trùng hiệu quả.
Việc xử lý nước bằng hợp chất từ chlorin như Chloramine-T giúp tiêu diệt mầm bệnh và đảm bảo an toàn sinh học cho trại nuôi, thường bao gồm khử trùng bể nuôi, ấu trùng, trứng, ao, dụng cụ và xử lý trước nước cấp. An toàn sinh học là những biện pháp giúp ngăn ngừa và tiêu diệt mầm bệnh tránh gây hại cho vật nuôi. Sử dụng men vi sinh và Chloramine-T là 2 biện pháp hiệu quả để bảo vệ vật nuôi khỏi bệnh tật và cải thiện sự tăng trưởng. Khi được sử dụng đúng cách, Chloramine-T và men vi sinh sẽ có sự can thiệp trong những trường hợp cụ thể.
Probiotic trộn vào thức ăn thường nhưng không chỉ chứa bào tử bacillus spp. Các bào tử Bacillus có khả năng chống nhiệt, ánh sáng hoặc hóa chất rất cao và do đó có thể dễ dàng chịu được việc lưu trữ và pha trộn với thức ăn. Ngay khi có điều kiện thuận lợi, các bào tử này sẽ trút bỏ vỏ ngoài và chuyển sang dạng sinh vật sống sau đó chúng sản xuất enzyme và các hoạt động khác (loại trừ hay cạnh tranh với vi khuẩn có hại …) mang lại tác dụng có lợi đối với sức khỏe của cá và tôm.
Ở trạng thái này, vi khuẩn bacillus spp rất nhạy cảm với hóa chất. Do đó trong thời gian này cần hạn chế sử dụng các hóa chất diệt khuẩn.
Chloramine-T là một sản phẩm thủy sản độc đáo được FDA phê chuẩn vì có độc tính thấp đối với động vật thủy sản, thấp hơn nhiều so với các hóa chất thông thường được sử dụng trong các hoạt động nuôi trồng thủy sản như peroxygens và clo. Nó tan nhanh chóng và hoàn toàn. Nó sẽ tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, nấm và virus ở trong nước và bên ngoài động vật. Chloramine-T tác động mạnh lên nước ao và bên ngoài con vật, trong khi đó men vi sinh bổ sung vào chế độ ăn hoạt động ở bên trong và đáy ao. Theo nghĩa này, hai sản phẩm hoàn toàn bổ sung.
Để kiểm soát mức độ vi khuẩn có hại trong khi vẫn đảm bảo hiệu quả từ cả hai chiến lược kiểm soát sức khỏe, các nhà khoa học bạn nên sử dụng Chloramine-T với một khoảng thời gian nhất định. Thêm Chloramine-T vào nước ao/bể, một ngày trước khi thả giống (nơi chưa sử dụng men vi sinh) và sau đó định kỳ bổ sung Chloramine-T vào ao/bể cứ sau 14 ngày. Tránh cho uống men vi sinh trong ngày hôm đó.
Có thể dùng chloramin T trong quá trình điều trị bệnh vì chúng có phổ diệt khuẩn khá rộng và có khả năng phân hủy nhanh ít ảnh hưởng đến vật nuôi. Tuy nhiên không được dùng hai chất này trong cùng một lúc. Tuy nhiên liều dùng của hóa chất này tùy thuộc vào độ cứng của nước và pH. Nếu nước có độ cứng thấp và pH<7 nên dùng ở liều thấp, còn trong trường hợp độ cứng cao và pH<7.5 có thể sử dụng liều cao. Tác dụng của chloramin T dựa vào khả năng phân hủy tạo oxy và chlor nguyên tử vì thế không nên dùng chung với những chất hóa học khác như formol hoặc BKC.
Để sử dụng kết hợp 2 chiến lược kiểm soát vi khuẩn hiệu quả cần:
Hóa chất | Iodine và Iolopho | Chlorine, hợp chất Chlorine TCCA, Chloramin) | Ammonium bậc 4 (BKC) | Glutaraldehyde | Formaldehyde (formol) | Potassium permanganate (KMnO4) |
Cơ chế tác động | Chất vô cơ và amino acid | Biến tính protein | Phá hủy lớp lipid và màng tế bào | Tác động chéo lên protein và acid nucleic… | Tác động lên amine và protein | Oxy hóa màng tế bào, phá hủy enzyme và quá trình trao đổi chất |
Tác động cao | Tất cả các vi khuẩn, vi nấm | Virus có vỏ, tất cả các loại vi khuẩn, nấm | Vi khuẩn Gram+ | Tất cả virus, vi khuẩn, mycoplassma, nấm,bào tử. |
| Vi khuẩn, nấm, vi tảo và cả virus |
Tác động trung bình | Một số loại virus | Trực khuẩn ( Mycobacteria) | Virus có vỏ, vi khuẩn Gram-, nấm | Trực khuẩn (Mycobacteria) | Tất cả các virus, tất cả các vi khuẩn |
|
Tác động kém | Một số loại virus, trực khuẩn (Mycobacteria), bào tử | Virus không có vỏ, các loại bào tử | Virus không có vỏ, bảo tử, nấm |
| Virus và vi khuẩn ở điều kiện lạnh | Nhóm protozoa
|
Chú ý | Hoạt động tốt trong điều kiện lạnh, có máu | Lưu kho lâu sẽ giảm hiệu quả sử dụng, gây kích ứng khi sử dụng | Sử dụng hiệu quả khi trời nắng. pH cao >7 | Có thể dùng làm thuốc cho gia súc gia cầm | Hiệu quả nhất khi dùng ở dạng khí. Gây kích ứng khi sử dụng | KMnO4 làm giảm hàm lượng hợp chất hữu cơ, góp phần lắng tụ |
Khi có chất hữu cơ | Bị bất hoạt khi có sự hiện diện của chất hữu cơ | Bị bất hoạt khi có sự hiện diện của chất hữu cơ | Hoạt lực giảm khi có sự hiện diện của chất hữu cơ | Hiệu quả vẫn duy trì khi nước có sự hiện diện của chất hữu cơ | Hiệu quả kém trong môi trường có chất hữu cơ | Độ độc tăng cao khi pH cao, độ cứng cao. Bảo quản tránh ánh nắng trực tiếp và nhiệt độ cao. |
Thời gian tác động lên mầm bệnh | 20 phút | 30 phút | 5 – 30 phút | 5 phút | 24 tiếng ở dạng khí | 5 – 10 phút |
Hoạt lực kéo dài | Không | 12 tiếng | Không | 7 – 10 ngày | 24 tiếng | 8 – 12 tiếng |
Thường xuyên kiểm tra mật độ vi khuẩn Vibrio có hại trong nước bằng việc sử dụng đĩa thạch (nông dân có thể đem mẫu nước đến các phòng lab kiểm tra), nếu hàm lượng vi khuẩn có hại cao cần nhanh chóng đánh diệt khuẩn sau thời gian hết tác dụng sát khuẩn thì có thể sử dụng men vi sinh (thời gian hoạt lực kéo dài với Chloramine-T là 24h).
Với mô hình bioflocs sử dụng men vi sinh liên tục trong thời gian nuôi tôm thì cần lưu ý phải xử lý nguồn nước cấp thật kỹ bằng Chloramine-T trước khi cấy men gây floc để hạn chế sự phát triển mầm bệnh trong ao.
VĂN THÁI (Lược dịch Thefishsite)
Bài viết khác
CHẤT DẪN DỤ, KÍCH THÍCH BẮT MỒI CHO TÔM - 01/04/2019
CÁCH NÀO CẢI TẠO AO NUÔI NHIỄM PHÈN? - 05/04/2019
TÌM HIỂU VỀ CHU KỲ LỘT XÁC CỦA TÔM THẺ CHÂN TRẮNG - 08/04/2019
GIẢI PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỐM TRẮNG - 09/04/2019
TÔM CÓ HIỆN TƯỢNG BỎ ĂN, RỚT ĐÁY KHI LỘT XÁC - 11/04/2019
CÁC VẤN ĐỀ NUÔI TÔM TRONG MÙA MƯA - 16/07/2019
CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP KHI NUÔI TÔM MÙA NẮNG NÓNG - 16/07/2019
LƯU Ý KHI NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG VÀO MUA MƯA - 17/07/2019
AO NUÔI TÔM TRẢI BẠT ĐÁY THƯỜNG BỊ NHỚT BẠT , XIN CHO HỎI CÁCH XỬ LÝ ? - 18/07/2019