CHẤT DẪN DỤ, KÍCH THÍCH BẮT MỒI CHO TÔM

CHẤT DẪN DỤ, KÍCH THÍCH BẮT MỒI CHO TÔM

CHẤT DẪN DỤ, KÍCH THÍCH BẮT MỒI CHO TÔM

CHẤT DẪN DỤ, KÍCH THÍCH BẮT MỒI CHO TÔM

CHẤT DẪN DỤ, KÍCH THÍCH BẮT MỒI CHO TÔM
CHẤT DẪN DỤ, KÍCH THÍCH BẮT MỒI CHO TÔM

CHẤT DẪN DỤ, KÍCH THÍCH BẮT MỒI CHO TÔM

Tôm có vị giác và khứu giác nhạy cảm hơn động vật trên cạn. Do đó, trong thức ăn cho tôm, chất dẫn dụ luôn là một phụ gia quan trọng.

Tính tất yếu

  Việc sử dụng các nguyên liệu có nguồn gốc thực vật và động vật trên cạn để thay thế bột cá trong sản xuất thức ăn cho tôm đã phổ biến trong ngành thủy sản. Điều này làm cho thức ăn kém dẫn dụ hơn đối với tôm và vì thế việc bổ sung các chất dẫn dụ cũng đã trở nên phổ biến. Cá và tôm chủ yếu dựa vào hệ thống cảm nhận để cảm nhận thức ăn và chấp nhận thức ăn như: mắt, mũi, chồi vị giác và râu (giáp xác). Trong môi trường nước, để cảm nhận thức ăn, chất dẫn dụ phải hòa tan để cá, tôm có thể cảm nhận. Có 2 cách để cảm nhận là dựa vào khứu giác (ngửi) và vị giác. Do đó chất dẫn dụ càng dễ hòa tan, trọng lượng phân tử càng nhỏ càng có tác dụng cao trong dẫn dụ thức ăn. Trái với tác động nghe và nhìn, tác nhân hóa học trong chất dẫn dụ có tính chuyên biệt cho từng chất hóa học. Khả năng ngửi của tôm cũng như của giáp xác nói chung thông qua râu của chúng. Khả năng ngửi của tôm nhạy cảm hơn nhiều lần so với khả năng vị giác của chúng, do đó khả năng ngửi đóng vai trò quan trọng hơn trong việc bắt mồi của tôm. Vị giác ( khả năng nếm thức ăn) của tôm thông qua các chồi vị giác, các chồi này mọc trên phần râu tôm.

Đặc điểm

  Các chất dẫn dụ và kích thích bắt mồi được đưa vào thức ăn tôm nhằm mục đích làm cho tôm ăn nhiều hơn. Các chất dẫn dụ cho tôm thường được chia thành 3 nhóm: hấp dẫn ( lôi kéo tôm tới chỗ có thức ăn), kích thích ăn ( có thể chỉ ăn vừa phải) và kích thích ăn nhiều. Các chất dẫn dụ cho cá, tôm đều có chung đặc điểm đó là các hợp chất chứa Nito, không bay hơi, có khối lượng phân tử rất nhỏ, tan trong nước, ổn định ở nhiệt độ cao. Những năm qua, các chất dẫn dụ, chất kích thích bắt mồi, dành cho tôm đã được nghiên cứu và thương mại hóa gồm: trimethyl amie, trimethyl amie oxide, and dimethyl sulphone, axit amin (arginine and glycine) và betaine, dịch thủy phân cá, tôm, nhuyễn thể, mực, sodium alginate, peptids, bột giáp xác biển (5%), bột giun đất (5%), glycine (2%), đường sucrose (5%) hoặc chiết xuất nhuyễn thể (20), 80% protein thô từ bột rau củ, hỗn hợp protein chiết xuất từ rau củ với glutamate và betaine, hỗn hợp aixit amin (alanine, valine, glycine, proline, serine, histidine, glutamic acid, tyrosine và betaine) bột gan mực, tảo Spirulina. Trong tự nhiên, bột giáp xác và bột nhuyễn thể có chứa nhiều các hợp chất tự nhiên có tác dụng kích thích tính bắt mồi mạnh đối với tôm, vì thế khi bổ sung chúng vào thức ăn sẽ tăng tính dẫn dụ cho thức ăn. Bên cạnh đó, ngưỡng chất dẫn dụ để tôm phát hiện ra thức ăn nhỏ hơn nhiều so với lượng cần thiết để tôm bắt mồi nhiều. Hơn nữa, khi bổ sung nhiều chất dẫn dụ quá thường phản tác dụng, vì vậy, người nuôi chỉ nên bổ sung một lượng vừa phải.

PGS.TS.TRẦN THỊ NẮNG THU

Học viện Nông Nghiệp Việt Nam

(Tạp chí Con Tôm)


Bài viết khác

Tin tức nổi bật

Copyright © 2018 Công ty TNHH Đại An Thái. Design by Nina.vn
0989.598.887
x
Giỏ hàng của bạn
Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng!
zalo