CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP KHI NUÔI TÔM MÙA NẮNG NÓNG

CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP KHI NUÔI TÔM MÙA NẮNG NÓNG

CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP KHI NUÔI TÔM MÙA NẮNG NÓNG

CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP KHI NUÔI TÔM MÙA NẮNG NÓNG

CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP KHI NUÔI TÔM MÙA NẮNG NÓNG
CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP KHI NUÔI TÔM MÙA NẮNG NÓNG

CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP KHI NUÔI TÔM MÙA NẮNG NÓNG

Thời tiết nắng nóng sẽ gây ra các bệnh trên tôm như bệnh hoại tử gan tụy (EMS),bệnh đục cơ,bệnh phân trắng.

    BỆNH EMS

   Khi thời tiết nắng nóng kéo dài kèm theo những cơn mưa giông đột ngột làm các yếu tố môi trường trong ao nuôi thay đổi,quá trình phân hũy mùn bã hữu cơ tăng sinh ra nhiều chất dinh dưỡng tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển,đặc biệt là vi khuẩn gây bệnh EMS trên tôm nuôi làm chết tôm hàng loạt .Nguyên nhân,do nhiệt độ cao và biến đổi phù hợp cho vi khuẩn Vibrio parahaemolytius phát triễn,vi khuẩn này bị tấn công bởi một loại vius(phage) tạo ra một loại độc tố cực mạnh,khi chúng xâm nhập vào cơ thể tôm(qua đường tiêu hóa),độc tố này sẽ thẩm thấu ,phá hủy các mô tế bào ,gây rối laonj chức năng tiêu hóa và gan tụy tôm,gây ra hiện tượng chết hàng loạt ,nhất là sau khi lột xác.

    BỆNH CONG THÂN ĐỤC CƠ

   Khi nhiệt độ nước cao,tôm bị sốc nhiệt hoặc do pH dao động trong ngày lớn hơn 0,5.Do thức ăn thiếu một số loại khoáng chất và vitamin cần thiết.Mặt khác khi trời nắng nóng ,nếu bật,tắt quạt khí đột ngột hoặc kiểm tra tôm bằng nhá ,vó cũng gy hiện tượng đục cơ trên tôm.

   BỆNH PHÂN TRẮNG

   Tôm nhiễm các loại vius gây tổn thương cho gan như :MBV,HPV...đây là nguyên nhân xuất hiện với tỷ lệ cao nhất.Khi nhiệt độ nước tăng cao,ao nuôi với mật độ cao ít thay nước sẻ làm nước ao giàu dinh dưỡng.Ao sẽ xuất hiện nhiều tảo như tảo lam,tảo đỏ có roi,tảo giáp sinh ra độc tố.Khi tôm ăn phải tảo độc ,các chất độc sẽ phá vỡ tế bào thành ruột của tôm và có ảnh hưởng đến khối gan tụy.

   GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC

   Việc chuẩn bị ao nuôi phải được thực hiện theo đúng quy trình :tẩy dọn,diệt tạp,phơi đáy ,khữ trùng nền đáy,gia cố bờ ao...Chỉ cấp nước đã đượcxữ lý qua ao lắng,duy trì mực 1,2 - 1,5 m.Khi lựa chọn con giống khỏe mạnh,rõ nguồn gốc và được kiểm dịch ,mật độ thả tôm nên vừa phải phù hợp với điều kiện chăm sóc ,tôm sú(15-20 con/m2),tôm TCTT(60-80 con/m2).

   Lắp đặt các màn, lưới chống nóng phía trên ao để hạn chế tăng nhiệt độ nước ao.Không nên gây sốc cho tôm  bằng các biện pháp như chài,mò ,thăm vó....Thường xuyên kiểm tra màu sắc ,sức ăn của tôm để cho ăn đủ ,tránh dư thừa .Định kỳ xiphong đáy ao để loại bỏ mùn bã hữu cơ lắng đọng,dùng chế phẩm vi sinh để phân hủy hàm lượng chất hữu cơ ,ổn định tảo và màu nước .Bên cạnh đó ,cần tăng cường sức khỏe của tôm bằng các loại thức ăn có bỗ sung vitamim C ,khoáng chất ,thuốc bỗ gan(theo chỉ dẫn trên bao bì).Khi tôm đạt trên một tháng tuổi nên cho ăn vào ban đêm và tăng cường chạy quạt khí .Định kì lấy mẫu kiểm tra xác định mức độ cảm nhiễm vi khuẩn Vibrio sp ở nước nuôi và bùn đáy ao để có biện pháp xữ lý .

   Khi tảo phát triển mạnh (màu nước xanh đậm đặc )có thể dùng một số sản phẩm cắt tảo mà vẫn đảm bảo an toàn cho tôm .Lưu ý,trong thời gian diệt tảo nên giảm 30-50% lượn thức ăn ,đồng thời tăng cường quạt khí để hóa chất bay hơi ,sau đó bón chế phẩm sinh học để phục hồi hệ vi khuẩn trong ao.Đối với những ao nuôi có nguồn nước sạch ,độ mặn ổn định (12-15) thì có thể thay nước ao 20- 30% để giảm mtj độ tảo và ngăn sự phát triển của chúng trong ao.Duy trì ổn định pH trong giới hạn cho phép (7,5-8,2) bằng vôi (CaO) và mật rỉ đường. 

 

                                                                                                                                                     Tạp chí Người Nuôi Tôm


Bài viết khác

Tin tức nổi bật

Copyright © 2018 Công ty TNHH Đại An Thái. Design by Nina.vn
0989.598.887
x
Giỏ hàng của bạn
Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng!
zalo